Không có gì ngạc nhiên, nếu bạn biết rằng sau khi chào đời chúng ta đã nghe tiếng Việt trong ít nhất 2 năm đầu mà không hiểu gì, chừng hơn 2 tuổi chúng ta mới bập bẹ được vài tiếng rồi tiếp tục nghe cho đến khi vào lớp 1 mới biết mặt con chữ, lúc tập viết thì chúng ta đã thành thạo nghe hiểu tiếng mẹ đẻ mất rồi!
Trong khi đó với tiếng Anh, nhiều người trong chúng ta học từ sách vở hoặc CD trên lớp. Chúng ta bắt đầu học từ vựng, ngữ pháp, rồi mới nghe từ đó đọc như thế nào, chép nghĩa tiếng Việt bên cạnh. Điều này hoàn toàn ngược với tiến trình học tiếng mẹ đẻ của một đứa trẻ bên trên.
Khi bắt đầu tập nghe tiếng Anh chúng ta vẫn có thể buồn vì khả năng hiểu có giới hạn. Vậy bạn nên làm gì? Lời khuyên của một giáo viên dành cho học sinh như sau:
- Chấp nhận thực tế bạn không hiểu gì.
- Bình tĩnh khi bạn không hiểu và thậm chí không hiểu trong thời gian dài.
- Đừng dịch sang tiếng Việt.
- Hãy nghe ý chính. Đừng tập trung vào chi tiết cho đến khi bạn hiểu ý chính.
Để nâng cao kỹ năng nghe bạn nên nhớ:
- Luyện nghe ít nhất 30 phút mỗi ngày, đăng ký podcast, luyện nghe, xem video.
- Tham gia câu lạc bộ tiếng Anh hàng tuần.
- Gặp gỡ bạn bè những người cũng đang học tiếng Anh để thực hành nghe - nói thường xuyên.
- Nghe nhạc, xem phim tiếng Anh vừa thư giản vừa làm quen với giọng bản ngữ.
- Nghe radio trực tuyến, xem TV tin tức tiếng Anh hàng ngày.
Hy vọng rằng với những gì Học Tiếng Anh vừa chia sẻ, bạn phần nào biết cách cải thiện kỹ năng nghe của mình. Nghe hiểu được tiếng Anh đòi hỏi phải có thời gian tập luyện, sự kiên trì, môi trường thực hành và luyện nghe càng nhiều càng tốt. Chúc bạn thành công!
Bạn biết cách nào khác thực hành kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh tốt nhất? Hãy chia sẻ ở dưới nhận xét.
* Tham khảo thêm: