Wednesday, December 25, 2013

Tổng hợp các câu giao tiếp hàng ngày bằng tiếng anh

Trong thời đại hiện nay là sự giao thoa làm việc giữa nhiều quốc gia với nhau nên việc sử dụng ngôn ngữ chung tiếng anh là điều vô cùng cần thiết,  ngôn ngữ tiếng anh hầu như được sử dụng rộng rãi ở khắp các lĩnh vực, chính vì thế mọi người nên nắm rõ được những mẫu câu nói giao tiếp đơn giản sử dụng hàng ngày để có thể tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng anh nhé. Dưới đây là tổng hợp các câu tiếng Anh giao tiếp hàng ngày mà mọi người nên biết.

Các câu giao tiếp bằng tiếng anh

Những câu hỏi thường gặp hàng ngày

- Có chuyện gì vậy?   =>   What’s up?
- Dạo này ra sao rồi?  =>  How’s it going?
- Dạo này đang làm gì?  =>  What have you been doing?
- Bạn đang lo lắng gì vậy?  =>  What’s on your mind?
- Làm thế nào vậy?  =>  How come?
- Có rảnh không?  =>  Got a minute?
- Đến khi nào?  =>  Til when?
- Vào khoảng thời gian nào?  =>  About when?
Mẫu câu tiếng anh giao tiếp hàng ngày, mau cau tieng anh thuong su dung

Những câu trả lời vắn tắt, câu cảm thán thường sử dụng mỗi ngày

- Không có gì mới cả  =>  Nothing much
- Tôi chỉ nghĩ linh tinh thôi  =>  I was just thinking
- Tôi chỉ đãng trí đôi chút thôi  =>  I was just daydreaming
- Không phải chuyện của bạn  =>  It’s none of your business
- Chắc chắn mà  =>  you better believe it!
- Tôi đoán vậy  =>  I guess so!
- Chuyện này khó tin quá!  =>  This is too good to be true!
- Thôi đi, đừng đùa nữa!  =>  No way! stop joking!
- Sẽ không mất nhiều thời gian đâu!  =>  I won’t take but a minute!
- Xin nhường đi trước, tôi xin đi sau  =>  Please go first, after you.
- Cảm ơn đã nhường đường.  =>  Thanks for letting me go first.
- Xạo quá!  =>  That’s a lie!
- Cấm vứt rác!  =>  No litter!
- Đừng nhìn lén!  =>  Don’t peep!
- Có thôi ngay đi không!  =>  Stop it right a way!
Trên đây là tổng hợp các câu giao tiếp hàng ngày bằng tiếng anh mà mọi người nên biết để có thể tự tin giao tiếp mỗi ngày nhé. Chúc các bạn thành công.
Ngoài ra có thể tham khảo thêm phương pháp học tiếng Anh Effortless English tại website: effortlessenglish.edu.vn

Học tiếng Anh online như thế nào cho hiệu quả?

Việc học tiếng Anh online lợi thế hơn hẳn học tiếng Anh truyền thống vì tiết kiệm thời gian, chi phí. Với nhiều website như hoctienganhonline.org hay voalearrningenglish thì người học chỉ phải bỏ ra chỉ vài trăm nghìn một năm để tham gia các khóa học này

Lợi thế của việc học tiếng Anh online trên mạng so với học tiếng Anh truyền thống?

Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của các website học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến đã mang tới cho người học rất nhiều các nguồn tài liệu bổ ích, đa dạng nhiều trình độ. Người học có thể lựa chọn các website phù hợp với khả năng của mình và luyện tập.
Việc học tiếng Anh trực tuyến tỏ ra lợi thế hơn hẳn học tiếng Anh truyền thống vì tiết kiệm thời gian, chi phí. Với nhiều website như  voalearrningenglish thì người học chỉ phải bỏ ra chỉ vài trăm nghìn một năm để tham gia các khóa học này.



Học tiếng Anh online như thế nào để hiệu quả?Trước hết cần xác định mục tiêu cho việc học của bạn là gì? Bạn muốn luyện thi TOEIC hay bạn muốn học giao tiếp thành thạo.
Xác định nguồn tài liệu phù hợp, website phù hơp: có rất nhiều website khác nhau hãy lựa chọn những trang website phù hợp với yêu cầu của mình:

- Học Giao tiếp, TOEIC, IELTS bằng website tiếng Việt

http://learningenglish.voanews.com/- Học Phát âm chuẩn, học giọng Anh- Anh và rất bài nghe học bổ ích
http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/- Học qua Video hài hước của Mister Duncan

Học tiếng Anh đều đặn: Mỗi ngày hãy dành ra ít nhất 1 tiếng học tiếng Anh, hãy biến việc học tiếng Anh trở thành thói quen hàng ngày. Đây cũng có thể là điểm bất lợi của việc học tiếng Anh online. Học một mình, bạn không có người giám sát và không có người cùng hỗ trợ học tập. Bạn càng phải thật quyết tâm.
Học tiếng Anh online bằng nhiều phương pháp, nhiều tài liệu: Đây lại là lợi thế tuyệt đối của học tiếng Anh online. Bạn có quyền và nên lựa chọn nhiều tài liệu để không bị nhàm chán. Bạn có thể học qua phim ảnh, học tiếng Anh qua bài hát, học phát âm trên BBC…
Kết hợp tham gia các câu lạc bộ: để thực hành, chia sẻ kiến thức của mình với người khác và cùng tiến bộ.
Chúc các bạn học tốt!

Tuesday, December 24, 2013

Học tiếng Anh nên có bạn đồng hành

Bật mí những lý do để rủ rê “cạ cứng” của teen cùng học chung một lớp học tiếng Anh giao tiếp.

“Đồng hồ báo thức” cho nhau
 
Việc đến lớp tiếng Anh sau một ngày học chính khóa vất vả khiến cho nhiều teen thấy nản chí, chỉ muốn về nhà nghỉ cho khỏe. Khi có một người bạn học cùng, tự khắc chúng ta sẽ phải chăm chỉ hơn bởi tính ganh đua “ngầm” của tuổi mới lớn. Ngoài ra, một người bạn tốt không đời nào để cho bạn mình nghỉ học bừa bãi, vừa mất tiền, mất kiến thức mà lại chẳng có người đi học cùng. 
 
Tha hồ học nhóm
 
Có bạn thân, việc tổ chức học nhóm cũng sẽ dễ dàng hơn. Việc học tiếng anh giao tiếp qua lại giữa những người bạn sẽ mau chóng tiến bộ và ít áp lực hơn hẳn so với việc thuê một gia sư riêng. Bên cạnh đó, việc nhờ học cùng lớp, cùng giáo trình nên các teen có thể thoải mái chia sẻ bài vở. Lúc này, teen sẽ nhanh chóng “xử” hết đống bài tập về nhà mà không có cảm giác chán ngán, lười biếng. 
 
Học tiếng Anh nên có bạn đồng hành 1
 
Kiểm tra trình độ chéo cho nhau
 
Cả nhóm có thể tự kiểm tra trình độ cho nhau để xem ai “oách” nhất cái gì, yếu ở chỗ nào, từ đó bổ khuyết cho nhau. Người giỏi ngữ pháp sẽ giúp người nói hay nhưng yếu ngữ pháp và ngược lại, teen nào còn bị “khớp” trong khâu nghe nói sẽ có bạn hỗ trợ ngay. Ngoài ra, trong suốt quá trình học nhóm, việc hỏi qua lại sẽ giúp teen nhớ dai hơn mà không cần phải học thuộc lòng mệt mỏi.
 
Tiết kiệm học phí, dễ săn học bổng
 
Nếu các teen thực sự “kết” một trung tâm tiếng Anh nào đó vì nơi ấy dạy hay, giáo trình hấp dẫn, giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình với học viên thì tốt nhất, nên giới thiệu cho bạn bè cùng vào học. 

Monday, December 23, 2013

Bài Giải Đề Thi Học Sinh Giỏi Quốc Gia 2013 (Part 4)

Yêu Tiếng Anh - Tiếp theo Phần 3 - Giải đề thi học sinh giỏi Quốc Gia, mời bạn đọc xem TẠI ĐÂY, hôm nay Admin trình bày Phần cuối - Writing. Phần này có phần so sánh biểu đồ khá hay nhưng khá dễ (giống địa lý), viết bài luận 350 words, và rewrite sentences (đòi hỏi ngữ pháp cao cấp). Xem mục luyện thi đại học tại đây.
Part 1: Use the word given in brackets and make any necessary additions to write a new sentence in such a way that it is similar as possible in meaning to the original sentence. Do NOT change the form of the given word. You must use between three and eight words, including the word given. (0) has been done as an example.
0.        He paid no attention to our warning (notice)
           He took no notice of  our warning.
96.      Suzanne did better than usual at her final oral exam, although she has a sore throat. (excelled)
           Despite Suzanne's sore throat, she excelled in/at her final oral exam.
97.           Twenty singers are competing for the title " Singer of The Year " (contention)
           There are twenty singers in contention for the title "Singer of The Year"
98.            Tom is far better than me in terms of language skills. (match)
           When it comes to language skills, I am no match for Tom. (Câu này trong văn nói, người Mỹ hay sử dụng hàng ngày)
99.            I know you'll find it hard to believe, but I've never travel abroad. (seem)
           Unlikely as/though you seem to believe, I've never travel abroad.
100.        You can attend as many classes as you want as long as you can manage your time. (restrictions)
           There are no restrictions on the number of classes/on how many classes you attend as long as you can manage your time.

Part 2: The charts below show the profit made by MG Entertainment (a record company ) from different formats in three European countries.
Summarize the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant. Write as least 150 words.
Solutions: To do this part, you are recommended to focus on summarizing the profit made by MG Entertainment from three countries.
- Germany, France, and Italy: Profit from CDs bought in shops, CDs bought online, Internet downloads, cassettes, and Vinyl singers and LPs in 1997 and 2007.
- Compare the profit among these countries, remember to add as more connectors as possible to make your writing read coherently and flow smoothly; and then conclude your ideas.
- Connectors: 
  • Coordinating conjunction: but, and...too.
  • Subordinating conjunctions: whereas, while, just as...
  • Conjunctive adverbs: in contrast, on the other hand, similarly, in comparison...
  • Preposition: unlike, like, similar to...
- Here are tips to write it up: [List of phrases to describe charts]
  •  The pie chart is about ...
  • The bar chart deals with ...
  • The line graph (clearly) shows ...
  • The slices of the pie chart compare the ...
  • The chart is divided into ... parts.
  • It highlights ...
  • ... has the largest (number of) ...
  • ... has the second largest (number of) ...
  • ... is as big as ...
  • ... is twice as big as ...
  • ... is bigger than ...
  • more than ... per cent ...
  • only one third ...
  • less than half ...
  • The number ...increases/goes up/grows by ...
  • The number ...decreases/goes down/sinks by ...
  • The number ...does not change/remains stable
  • I was really surprised/shocked by the ...
  • So we can say ...

 Part 3: Write an essay of about 350 words to express your opinion on the following topic: "Modern technology has increased our material wealth, but not our happiness."
(You may continue your writing on the back page if you need more space)   
=> Click hint 1 and hint 2 to know how to generate your ideas and connect them together to turn them into a complete and perfect essay.
The end! See you in 2014. Have a good one!

Have a good one!

Tommy Bảo - Yêu Tiếng Anh

Thursday, December 5, 2013

5 Mẹo Đối với Học tiếng Anh

1. Được cam kết
Nghe có vẻ dư thừa, nhưng nó là cần thiết trong quá trình học tập chỉ là về bất cứ điều gì chúng tôi làm. Là một cầu thủ bóng đá vĩ đại hay nghệ sĩ dương cầm đã không xảy ra chỉ là một sớm một chiều. Vì vậy, không học một ngôn ngữ mới! Hãy tạo cho mình một thời gian để suy nghĩ ưu tiên của bạn trong cuộc sống sau đó được cam kết nó là gì. Không dừng lại, luôn luôn đẩy mình về phía trước! 

2. Tìm hiểu để làm cho những sai lầm Đừng sợ phạm sai lầm bởi vì đây là làm thế nào được. Thất bại là một phần của cuộc sống của chúng tôi.Người không bao giờ thất bại chỉ không tồn tại. Thành công và thất bại -. Chúng ta có thể học cả hai 

3.Thực hành hàng ngày ngôn ngữ học giống như học chơi bóng đá, bạn chỉ có thể trở thành siêu sao bóng đá mà không cần tập luyện và đá bóng hàng ngày. Vì vậy, luôn luôn nhớ 1 giờ cho việc học tiếng Anh trong một tuần là không đủ. 

4. Ở lại đơn giản Nếu bạn không cảm thấy thoải mái về câu phức tạp chỉ KHÔNG làm điều đó. Ở lại đơn giản. Đơn giản hóa bài phát biểu của bạn. Ghi ngôn ngữ để giao tiếp, để ở lại dễ hiểu. 

5. Được với những người Tham gia một số cộng đồng mà tiếng Anh được sử dụng để giao tiếp với các thành viên khác. Internet là công cụ tuyệt vời như vậy mà bạn không cần phải thậm chí rời khỏi nhà của bạn để giữ liên lạc với người hâm mộ tiếng Anh của bạn. 
Tham gia phương pháp học tiếng Anh Effortless English ngay hôm nay! \

Tuesday, December 3, 2013

Phương pháp học tiếng Anh giúp xem phim không cần phụ đề

Thời gian vừa có có một số bạn hỏi về việc
  • làm thế nào để tăng vốn từ vựng
  • làm thế nào để xem phim Mỹ mà không cần phụ đề
  • học effortless đã đến lúc bão hòa, Power English thì nghe dễ nhưng xem phim hay nghe Real English vẫn thấy khó, làm gì tiếp theo bây giờ
> Mình hôm nay tổng hợp lại và đưa ra vài lời khuyên cho mấy câu hỏi ở trên, cũng mong các bạn vào góp ý thêm. Đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân, hơn nữa trình độ mình cũng chưa nghe được phim của Hollywood mà không cần phụ đề ( may ra có mấy phim chủ đề về gia đình, trường học bạn bè như kiểu High School Musical thì còn nghe được tàm tạm chứ mấy phim hành động hay khoa học viễn tưởng thì bó tay). >
> Mình nghĩ rằng những ai học theo Effortless nếu chăm chỉ sau một thời gian đều đạt được một trình độ nhất định, khi đó khả năng đọc và giao tiếp có thể tương đối bão hòa ở mức Intermediate hoặc cao hơn là Upper-Intermediate. Tuy nhiên ở mức độ này thì vốn từ vựng hay khả năng nghe sẽ khá khó để lên thêm 1 level nữa để đủ đọc hay nghe ở mức advanced như thời sự chính trị, hoặc xem phim. >
> Theo mình nhận thấy để có thể xem được phim thì mọi người cần có một vốn từ tương đối lớn, hoặc nghe bản tin CNN cũng vậy. Có thể nhiều người đọc văn bản viết rất khá nhưng nghe lại không được như thế. Lý do là họ chỉ thành thạo vốn từ vựng đó cho việc đọc, ít khi nghe được lượng từ vựng khó thường xuyên. Theo Effortless 1 từ để sử dụng thành thạo phải được lặp đi lặp lại cả trăm thậm chí nghìn lần, điều này thường chỉ làm được khi nghe thường xuyên, nhưng các bài nghe thì thường là vốn từ lõi (khoảng 3000 từ, nhiều người chắc biết cái này), vậy thì việc bão hòa và đứng ở mức thang này là thường gặp. Bạn mình nhiều người tiếng anh khá mà không phải chuyên anh cũng đều ở mức này. >
> Mình cũng từng nghĩ xem làm thế nào để có thể xem phim hoặc nghe thời sự một cách dễ dàng, nhưng quả thật nó như kiểu Mission Impossible đối với một người không phải chuyên anh, thời gian dành cho tiếng anh không thể quá lớn được. Mà nếu có dành thời gian thì cũng chưa biết kết quả ra sao nữa, mình hiện cũng đang ở trình độ Upper-Intermediate khá lâu và cảm giác không thể lên được nữa. Hiện mình cũng đi làm (mình thì làm CNTT) và thời gian dành cho tiếng anh càng ít đi, thậm chí giờ cố ổn định ở trình độ này khéo cũng đã là tốt. Có lẽ với nhiều người mình khuyên tiếp tục củng cố vốn từ lõi để giao tiếp thành thạo với vốn từ đó hơn là cố xem được phim hay bản tin với vốn từ quá mênh mông như thế. Cái này là khuyên với mấy bạn không phải chuyên anh nhé. >
> Còn với một số bạn vẫn muốn tiếp tục thì mình nghĩ cần phải làm 1 số việc sau: > - để nghe bản tin CNN, thì hãy học bộ Original level 3 thật kĩ, cộng với việc đọc thật nhiều bản tin để có vốn từ lớn, hãy làm giống như cách đã các bạn đã làm và thành công với Effortless English, chỉ khác là lần này để có được vốn từ rộng sẽ rất nan giải đó > - còn để xem phim, nếu các bạn không sang Mỹ thì chắc chỉ còn cách lôi bộ Real English ra luyện, kết hợp với xem phim thật nhiều. Cách làm thì như thầy AJ nói là xem đi xem lại, ví dụ 1 tuần xem khoảng 5 phút phim và xem đi xem lại, khó quá thì nhìn sub rồi lại xem thôi, đúng kiểu deep learning mà mình vẫn hay làm >
> Tại sao mình lại phân ra 2 cái gạch đầu dòng đó vì theo mình khó có 2 kiểu, 1 kiểu là vốn từ academic nó rất advanced, 2 là hệ thống từ lóng chứa đựng văn hóa của Mỹ, đó là mình chưa nói đến hệ thống từ vựng được viết trong kinh thánh tôn giáo ặc ặc. Liệu bạn có thể áp dụng 7 quy tắc Effortless English vào các trường hợp kia không, vấn đề chính là nó quá đa dạng chủ đề đối với 1 người không phải dân bản xứ.  >
> Viết dài thế này không biết đã giúp gì các bạn không nhưng mình tin những ai đã học phương pháp Effortless English đến mức khá đều hiểu mình phải làm thế nào để áp dụng 7 quy tắc học vào các trường hợp trên. Còn với những ai là beginner thì cũng làm như vậy thôi, cũng học đi học lại và nghe đi nghe lại, có thể chọn mấy bộ phim hoạt hình cho trẻ em tầm 6 7 tuổi cũng rất tốt. >
> Viết thế thôi, đọc xong các bạn lại cầm MP3 lên học tiếp nhé, không nên sa đà vào lý thuyết nhiều. Ai có ý kiến gì cứ để lại comment, đây là ý kiến cá nhân thôi, đừng gạch đá nhé :D > Goodluck and happy studies.

Sunday, December 1, 2013

Tôi Tự Học Tiếng Anh Như Thế Nào?

Chúng ta phải thừa nhận rằng dân khối A là “chúa lười.” Tôi cũng không ngoại lệ, phải nói là lười “chảy thây” ra đấy. Lười như thế thì học Tiếng Anh cái nỗi gì? Đến bao giờ mới giỏi được? Liệu dân khối A có thể giỏi Tiếng Anh được không? Tại sao dân khối A phải thua dân khối D môn Tiếng Anh? Liệu dân khối A có “qua mặt” dân khối D về môn Tiếng Anh không? Đó là những câu hỏi luôn “lai vãng” trong đầu khi Tôi còn là sinh viên năm 1, thời mà trình độ Tiếng Anh của Tôi chỉ đang ở mức “siêu gà” nếu không muốn nói là “mù.” Bài viết sau là kinh nghiệm học Tiếng Anh của Tôi không những giúp ích cho các bạn mất căn bản mà nó còn mở ra hướng đi tích cực cho những ai mới bắt đầu học Tiếng Anh trong việc trau dồi kỹ năng Tiếng Anh của mình. Nếu muốn nhận lời tư vấn học Tiếng Anh hiệu quả, vui lòng để lại email bên dưới.

Bài không thể bỏ qua:
1. Bài giải chi tiết môn Anh thi TN THPT 2014.
2. Bài giải chi tiết môn Anh thi TSĐH Khối A1-2014.
3. Bài giải chi tiết môn Anh thi TSĐH Khối D-2014.
4. Bài giải chi tiết môn Anh thi Cao Đẳng Khối A1&D-2014.
5. Bài giải chi tiết môn Anh thi HSGQG 2014.
6. Bài giải chi tiết môn Anh thi HSGQG 2013.
7. Tổng hợp chuyên đề luyện thi đại học & HSG.
******************************************************

Bước chân vào giảng đường Đại Học (Tôi học ngành chẳng liên quan gì đến Tiếng Anh cả), cũng là lúc bao lo toan gánh nặng lại một lần nữa dồn lên gia đình của Tôi sau 12 năm đèn sách. Ý thức được điều đó, Tôi bắt đầu tự lập ngay còn là một sinh viên năm 1 ở đất Sài Thành bằng công việc của một gia sư để kiếm tiền trang trải cuộc sống và chi phí học tập. Tôi tìm được rất nhiều lớp dạy, nhưng có những lớp kèm theo môn Tiếng Anh, mà nếu bỏ thì phụ huynh không chịu, hơn nữa tiền thù lao rất cao, thế là Tôi đánh bạo nhận đại. Tôi nghĩ đây là cơ hội để mình rèn giũa kỹ năng Tiếng Anh mà không phải mất nhiều công sức mà lại có lương nữa, hơn nữa, yêu cầu của phụ huynh không cao lắm, chỉ ở mức tốt nghiệp nên Tôi cũng an tâm. Thế là Tôi đã bén duyên và yêu môn Tiếng Anh từ đó, yêu hơn cả môn Toán, môn sở trường của Tôi. Trong quá trình dạy, Tôi học được từ học sinh của mình rất nhiều điều hay và bổ ích. Ngoài việc đi dạy, Tôi cũng tìm cho mình vài lớp học Tiếng Anh không những để nâng cao kiến thức cho việc dạy hiện tại mà còn trang bị cho bản thân hành trang sẵn sàng để có thể hòa nhập xã hội ngay khi tốt nghiệp Đại Học.

Thời gian đầu học 2 lớp ở trung tâm Đại Học Sư Phạm Tp.HCM (học 2 lớp Tôi trốn học phí được 1 lớp, vì nghèo quá nên làm liều :)) nhưng Tôi thấy không hiệu quả, trình độ Tiếng Anh của Tôi vẫn dậm chân tại chỗ. Không phải do giáo viên dạy không tốt, mà lỗi là do chính Tôi bởi bản chất lười nó luôn đeo bám khó mà dứt được. Đi học thì chép bài đầy đủ nhưng về nhà chẳng bao giờ nhìn lại, bài tập "Nghe" thầy cô giao cũng không hoàn thành, vô lớp thì mượn vở bạn chép để đối phó. Nhận ra không những mình đang tự lừa dối bản thân mà còn lãng phí tiền bạc vô ích. Tôi quyết định nghỉ học ở trung tâm để ra kế hoạch tự học nhằm "đánh bại" tật lười của mình. Ý thức được việc tự học làm cho bản thân mình rất thoải mái, không áp lực, và cũng không bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố khác như: giáo viên, thời gian, không gian..., mà đôi khi còn mang lại kết quả thưc tế nữa bởi mình có thể học mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào hứng mà không phải lo lắng gì cả. 

Là dân khối A, tôi tâm niệm việc học Tiếng Anh chỉ để phòng khi sử dụng đến; tuy nhiên, Tôi cũng ý thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong thời kì hội nhập, nhất là ở cái thời "Nhất Thân, Nhì Thế, Tam Tiền" đang thống trị mối quan hệ xã hội thì chỉ có con đường học vấn mới giúp Tôi thoát nghèo và có chỗ đứng trong xã hội mà thôi bởi "Thân, Thế, và Tiền" Tôi đều không có. Ý thức được điều đó, Tôi bắt đầu vạch ra cho mình một kế hoạch tự học Tiếng Anh với mục tiêu phải giỏi bằng được, tất nhiên đây là “kế hoạch lười.” Tại sao Tôi lại gọi nó là “kế hoạch lười?” Bởi Tôi biết bản chất mình đã lười sẵn rồi, mà đa phần dân khối A ai cũng giống ai, lười là “căn bệnh” chung và là “căn bệnh” kinh niên khó mà “chữa” được. Bởi nếu Tôi siêng thì Tôi đã là dân khối D hay C rồi. Vì thế “kế hoạch lười” của Tôi là học Tiếng Anh theo kiểu “tùy hứng”, tức lúc nào thấy hứng lên thì vác sách ra học mà không có thời gian cụ thể, không hứng thì vứt xó; tuy nhiên, "một khi học thì phải học nghiêm túc và chắc rằng phải hiệu quả." Tôi tâm niệm như thế.

Tôi bắt đầu lang thang lên mạng, nướng phần lớn thời gian của mình vào chát chít, nhưng Tôi lại vào những forums nước ngoài để tập nói Tiếng Anh. Ở đây, Tôi học được rất nhiều từ bạn chat, từ cách nói chuyện đến cách viết Tiếng Anh của những người ở những quốc gia khác nhau, chẳng hạn như: ASL plz là Age, Sex, Location please, cái mà trước đây Tôi không bao giờ biết được. Tôi chỉ tận dụng thời gian rãnh của mình để nói chuyện với người nước ngoài nhằm trau dồi vốn Tiếng Anh vốn rất khiêm tốn của mình. Tôi chỉ tham gia chat thôi chứ voice chat thì Tôi chịu, bởi có nói được đâu mà voice chat.

Thấy người ta nói Tiếng Anh lưu loát mà Tôi thấy ức chế, vì thế, kế hoạch của Tôi là phải tìm cho được một môi trường luyện nói Tiếng Anh để tập phản xạ, còn vấn đề Nghe, Đọc, Viết thì tự luyện ở nhà cũng được, và tất nhiên những việc này cũng nằm trong “kế hoạch lười” của Tôi bởi cách học của Tôi chẳng giống ai, Tôi học tùy hứng nhưng luôn có mục tiêu cuối cùng là phải sử dụng được Tiếng Anh chứ không phải học để lấy bằng này bằng kia treo trong nhà nhằm “lòe” người khác.

Ngữ pháp:

Tôi lang thang ra nhà sách Nguyễn Văn Cừ, “sắm” cho mình ngay quyển Cliffs Toefl của Michael A. Pyle (đơn ngữ nhé) bởi Tôi biết có học ngữ pháp ở đâu đi chăng nữa thì nó cũng nằm gọn trong quyển Toefl rồi. Tôi chọn quyển Toefl đơn ngữ là để nâng cao khả năng Anh ngữ của mình hơn nữa, chính vì ý thức được điều đó nên Tôi mới thành công. Về nhà lâu lâu hứng lấy ra đọc, lúc thì đọc 15 phút, lúc thì 1 tiếng, lúc thì 5 tiếng, nói chung là tùy hứng, hoàn toàn không có thời gian cố định. Chán thì Tôi nghe nhạc (toàn nghe nhạc Việt ^_^) hoặc đi đánh bida (môn thể thao ưa thích của Tôi ^_^). Tôi học mọi lúc mọi nơi, đi đâu cũng kè kè quyển Toefl bên cạnh (cái này không phải siêng nha, chỉ là mang theo để phòng khi hứng thì mang ra đọc thôi, nói thật có lúc mang theo cho có lệ thôi chứ cũng chẳng thèm đọc đâu). Nói chung có ngày hứng nhiều thì đọc nhiều, có ngày chán thì chẳng thèm "rờ" chữ nào, cứ thế 1 tháng là Tôi đã “gặm” trọn quyển Toefl. Tôi học nó bằng cách nào? Tôi dùng một quyển sổ nhỏ để ghi chép lại những gì cần nhớ. Ví dụ: Trong Tiếng Anh có tổng cộng 13 thì (đa số chúng ta chỉ biết có 12 thì, tuy nhiên còn 1 thì chúng ta hầu như không sử dụng, các bạn tự tìm hiểu nhá ^_^), mỗi thì Tôi viết một trang bằng hai màu mực khác nhau. Trong một thì, Tôi thường tóm gọn như sau: Tên thì, cấu trúc thì, cách dùng thì, từ nhận biết thì, và cuối cùng là ví dụ. Tôi đưa ra rất nhiều ví dụ nếu thấy trang còn nhiều chỗ trống. Cứ như thế, mỗi khi cần dùng tới, Tôi mở ra xem rất nhanh, nó giúp Tôi nhớ lâu.


Đọc đến đây, Tôi chắc rằng phần lớn trong số các bạn sẽ nghĩ rằng Tôi siêng thì đúng hơn chứ lười thế nào mà lười. Bởi lười mà "gặm" quyển Toefl trong vòng một tháng, lười mà đi đâu cũng kè kè quyển Toefl bên cạnh. Xin thưa với bạn đọc rằng, thật sự Tôi rất lười. Còn vì sao Tôi lại "gặm" quyển Toefl trong vòng 1 tháng hay đi đâu cũng mang theo nó thì đó là do Tôi thích và đam mê Tiếng Anh (tuy Tôi là dân khối A). Không phải ai giỏi Tiếng Anh mới gọi là đam mê Tiếng Anh đâu, như Tôi đây, trình độ "siêu gà" cũng đam mê được vậy. Bạn nên nhớ rằng: "đam mê" hoàn toàn khác với "siêng năng" nhé. Khi bạn đam mê cái gì thì chắc chắn một điều là bằng mọi giá bạn phải đạt được điều đó (có ngày Tôi đọc 20 trang Tiếng Anh, 9-10 bài báo bằng Tiếng Anh, nhưng có ngày chẳng đọc bài nào do lười :), và điều đó chắc chắn thuộc về bạn mãi mãi. Vì đam mê Tiếng Anh mà Tôi tự nghiên cứu và tự học Tiếng Anh. Vì đam mê Tiếng Anh nên Tôi đã mày mò, giao lưu, học hỏi bạn bè bốn phương để tự thiết kế trang web Yêu Tiếng Anh này nhằm chia sẻ kinh nghiệm học Tiếng Anh cho bạn đọc. Ngay cả tiêu đề trang web cũng đã nói lên niềm đam mê của Tôi rồi. Bởi Tôi nghĩ chỉ có tự mình nghiên cứu và tìm tòi mới giúp mình tiến bộ nhanh chóng mà thôi. Nói về "siêng năng" - Siêng năng hoàn toàn không giúp bạn giỏi được, nếu bạn thật sự siêng năng có nghĩa rằng những kiến thức bạn học chưa chắc thuộc về bạn hay tồn tại mãi mãi cùng bạn, nói cách khác, nó sẽ phai dần theo năm tháng. Chính vì thế, ông cha ta có câu: "cần cù bù khả năng" là hoàn toàn chính xác. Bạn cứ mãi siêng năng như con ong chăm chỉ thì chẳng bao giờ giải quyết được chuyện gì cả. 

Nghe + Đọc + Viết

3 kỹ năng này Tôi gộp lại học một lần. Tài liệu của Tôi đơn giản chỉ là 3 trang web:

http://www.cnn.com/(Đài truyền hình nổi tiếng của Mỹ)
http://www.bbc.co.uk/(Đài truyền hình nổi tiếng của Anh)
http://www.voanews.com/(Đài tiếng nói Hoa Kỳ)

Mỗi lần lên mạng, Tôi đều ghé 3 trang này để đọc và nghe tin tức mặc dù nghe như vịt nghe sấm nhưng Tôi vẫn cứ nghe (việc này bạn phải kiên nhẫn vì dần dần nó tập cho chúng ta làm quen với giọng người bản xứ). Cách học nghe này là của người bản xứ (còn BGD ta thì dạy ngược qui trình). Tôi đọc và nghe tin tức bằng Tiếng Anh một phần là để nắm bắt tình hình thời sự thế giới nhằm mở mang hiểu biết, một phần là nhằm trau dồi khả năng Anh ngữ của mình. Trong quá trình nghe, biết được từ nào, ghi xuống từ đó, không biết thì cứ nghe, nghe chán thì nghe cái khác. Tôi cũng không quên tận dụng thời gian này để “lảm nhảm” theo cách nói của người bản xứ như: lên giọng, xuống giọng, khi nào dừng, nối âm... Một điều lạ là Tôi không thích nghe nhạc Tiếng Anh bởi giai điệu của nó không phù hợp với sở thích của mình nên Tôi không chọn cách học nghe bằng cách nghe nhạc (có thể sở thích của Tôi khác bạn). Nhưng, Tôi cũng khuyến khích các bạn, đừng bao giờ nghĩ đến chuyện học nghe bằng cách nghe nhạc Tiếng Anh, chẳng giải quyết được gì đâu bởi cách học nghe kiểu này chỉ là học theo phong trào. Thực tế: Nếu bạn nghe được một bài hát (Tôi dám chắc là vì bạn thích và tìm hiều bài hát ấy nên mới nghe được) chưa chắc bạn nghe được bài diễn văn của Tổng Thống Obama; ngược lại, nếu bạn nghe hiểu được bài diễn văn của Ông Obama thì chắc bạn sẽ nghe hiểu được bài hát. Trở lại việc "cày" nghe, dần dần Tôi quen giọng người bản xứ, Tôi bắt đầu vào 2 chương trình dạy nghe trong BBC và VOA để “cày” tiếp (cũng tùy hứng thôi chứ không phải cày như trâu nhé.) Kết quả là Tôi có thể nghe hiểu toàn bộ bài phát biểu của Tổng Thống Bush, xem phim Mỹ không cần phụ đề…

Còn đọc và viết thì Tôi chọn cho mình một quyển sổ khác để ghi chép. Khi nghe chán thì Tôi chuyển sang đọc báo bằng Tiếng Anh (cái này Tôi cực kì thích). Tôi thường đọc to chứ không đọc thầm bởi đọc to nó giúp cho Tôi cải thiện kỹ năng nói và phát âm. Trong quá trình đọc, Tôi luôn chú ý văn phong viết của họ (Anh lẫn Mỹ). Nhiều câu họ viết rất hay (điều này chắc chắn bạn không thể học được ở trường hay trung tâm). Với những cấu trúc hay đó cộng với vốn ngữ pháp đã được tích lũy của mình, Tôi cẩn thận ghi chép lại và tự đặt thêm vài câu tương tự để nhớ cách dùng. Trong quá trình đọc, có từ nào không hiểu, Tôi highlight từ đó và đọc cho hết bài báo (chú ý: đừng dừng lại để tra từ điển nhá, vì nó sẽ làm cho bạn mất hứng và giảm kỹ năng đọc.) Sau đó Tôi quay lại , dùng từ điển Oxford Advanced Learner Dictionary (cũng đơn ngữ nhá) để tra cứu những từ mà mình highlight trước đó. Tôi dùng Flashcards để ghi chép từ mới ở mặt trước kèm “họ hàng nhà nó” tức nếu Tôi có động từ là "authorize" thì Tôi tìm danh từ, tính từ, trạng từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa của nó. Còn mặt sau thì Tôi ghi nghĩa bằng Tiếng Anh. Học như thế, khả năng Tiếng Anh của Tôi lên nhanh như “diều gặp gió.”

Tôi muốn nhấn mạnh với bạn đọc về lợi ích của việc đọc báo bằng Tiếng Anh rằng nó giúp cải thiện vốn từ vựng của bạn một cách đáng kể ở tất cả các lĩnh vực như: Chính Trị, Kinh Tế, Văn Hóa, Giáo Dục, Khoa Học, Giải Trí, Tôn Giáo... điều mà chắc chắn bạn sẽ không bao giờ có được khi bạn chỉ học ở nhà trường, trung tâm, hay chỉ chăm chăm vào một quyển sách Tiếng Anh nào đó. Từ vốn từ vựng đa dạng đó, nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc cải thiện kỹ năng nói và viết của mình. Ngoài việc đọc báo bằng Tiếng Anh, bạn đọc cũng có thể chọn cho mình một quyển tiểu thuyết Tiếng Anh nào đó để "gối đầu giường", hi vọng một ngày nào đó, kỹ năng  đọc và viết của bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng.

Nói

Tôi phải tìm cho mình đối tượng để tập nói thôi, bởi "nói" là đầu ra cho những gì mình đã học, tức phải thực hành nói thì kiến thức mình học mới nhớ lâu được. Nói là làm, Tôi tìm đến nhà văn hóa thanh niên tham gia câu lạc bộ nói Tiếng Anh vào mỗi cuối tuần, tức chủ nhật. Ngoài ra Tôi cũng có tham gia vài lớp học nói ở đây bởi chi phí rất "sinh viên" nhưng hiệu quả cũng đáng kể lắm. Rãnh, Tôi chạy ra Phạm Ngũ Lão hoặc Đề Thám tìm Tây Ba Lô nói chuyện, rất vui nhé, mình không mất gì mà được nhiều lắm, hơn nữa Tây Ba Lô nó còn cho rằng người Việt mình thân thiện và hiếu khách, cứ thế luyện được một thời gian, Tôi đã tự tin nói chuyện với người bản xứ một cách tự nhiên mà không bối rối chút nào cả.


Cũng nói thêm, trong quá trình học Tiếng Anh ở trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM, tình cờ lang thang sang khoa Anh, Tôi thấy bảng thông báo thời khóa biểu lớp Sư Phạm Anh năm 3, môn nói – môn này do một giáo viên người Úc đảm nhiệm. Tôi nghĩ đây chính là cơ hội vàng để mình luyện nói rồi. Tôi theo chỉ dẫn của thời khóa biểu vào đúng lớp 3h chiều ngày hôm đó. Điều đầu tiên làm Tôi ngạc nhiên nhất là 1 lớp Tiếng Anh chỉ có vỏn vẹn 30 sinh viên, không giống như mấy trường ĐH khác, một lớp có thể lên đến 200 sinh viên. Ban đầu, Tôi cũng hơi lo, nhưng Tôi vẫn đánh bạo vào học thử xem sao. Vào lớp lúc sinh viên còn đang lao nhao, giảng viên chưa có mặt, Tôi chọn một góc cuối lớp ngồi cho an toàn. 5 phút sau, một bà giáo người Úc với “thân hình đồ sộ” tiến vào, cả lớp đứng dậy chào. Sau màn chào cô, cô bắt đầu đưa mắt quan sát cả lớp như muốn điểm danh. Khi mắt cô dừng lại ngay chỗ Tôi ngồi, Tôi cảm nhận có điều chẳng lành xảy ra. Cô gọi Tôi đứng dậy và hỏi tên Tôi, học lớp nào? Bảo, lớp Toán – Tôi đáp. Sau đó cô nói chuyên với lớp trưởng bla bla… mà Tôi chẳng hiểu gì cả (trình độ Tiếng Anh của Tôi đang ở mức “siêu gà” mà :D). Sau khi nói chuyện với lớp trưởng xong, mắt cô hướng về phía Tôi và phán: “you may get out now.” Tôi nghe đúng như in câu đó nhưng vẫn đứng như trời tròng bởi Tôi chẳng hiểu cô đang nói gì? Hiểu được việc gì đang xảy ra, lớp trưởng tiến lại gần và giải thích rằng cô không đồng ý cho Tôi ngồi trong lớp học này. Thế là Tôi lẳng lặng chào cô và ra khỏi lớp. Tôi biết Tôi thích Tiếng Anh nhưng không ai giúp Tôi, còn đi học trung tâm thì không có khả năng. Hơi tủi thân, nhưng đó cũng là lý do khiến Tôi phải hạ quyết tâm tự học Tiếng Anh cho bằng được.

Còn bây giờ thì sao? Bây giờ thì đã khác xưa rồi, Tôi có thể xem truyền hình Mỹ, xem phim Mỹ không cần phụ đề, đọc báo bằng Tiếng Anh như Tiếng Việt, viết Essay như làm “Tập làm văn,” nói chuyện với người bản xứ một cách tự nhiên, tự tin thuyết trình bằng Tiếng Anh. Tất cả những điều mà Tôi có được hoàn toàn là nhờ tự học mà không phải trải qua trung tâm này trung tâm nọ, và tất nhiên không tốn triệu này, triệu nọ. Phải nói, số tiến mà Tôi bỏ ra học Tiếng Anh chỉ bằng số tiền bạn uống café 1 tháng nhưng vẫn mang lại kết quả thiết thực. 

Bạn có muốn vậy không? Tất cả những gì bạn cần là:
  • Một quyển Toefl để “cày” ngữ pháp. (tầm 400K), hoặc bạn có thể tìm Ebook miễn phí trên mạng. Lưu ý: theo một số bạn phản hồi rằng họ đã "lục tung" nhiều nhà sách thì quyển này không còn xuất bản nữa và mình cũng không còn thấy có ebook của nó trên mạng, mình chỉ có bản "hard copy" mà thôi, nhưng mình có Ebook này khá hay, nó gần như y chang cái quyển Toefl Cliff mình đã từng học, tải tại đây nhé, một quyển khác tương tự có tên là Understanding and Using English Grammar, tải tại đây. Ngoài ra, các bạn có thể dùng bản Ebook IELTS Grammar Version 9 đơn ngữ của Cambridge mới xuất bản gần đây để học cũng được, mình đã xem qua, thấy cũng hay lắm, tải tại đây nha và một ebook ngữ pháp khác của Oxford cũng khá hay, tải tại đây. Hoặc bạn cũng có thể học ngữ pháp trực tiếp tại trang web này với nội dung và ví dụ phong phú được trình bày từ cơ bản đến nâng cao, xem tại đây nhé.
  • Nếu không thích học đơn ngữ thì bạn cũng có thể tải file Ngữ pháp được giải thích bằng Tiếng Việt tại đây. Nhưng, mình chân thành khuyên các bạn nên học đơn ngữ vì nó giúp khả năng Tiếng Anh của các bạn tiến bộ nhanh chóng.
  • Một xấp Flashcards để học từ vựng. (tầm 50K)
  • 2 quyển sổ nhỏ (1 cho Ngữ Pháp, 1 cho Viết) (tầm 20K)
  • Vài websites sau, bạn thích trang nào thì chọn trang ấy:
Vậy là đủ, bạn chỉ mất khoảng 700K tương đương  số tiền cà phê cà pháo vài ngày của bạn đúng không nào, nhưng nó có thể mang lại tương lai sáng ngời cho bạn đấy. Hãy học Tiếng Anh theo thời gian và sở thích của bạn, lúc nào bạn cảm thấy thích thì học chứ đừng nhồi nhét quá mà bị phản ứng ngược, tuy nhiên phải đặt ra cho mình một mục tiêu cuối cùng rằng phải sử dụng được Tiếng Anh trong thực tế chứ đừng học để thi lấy bằng này bằng kia treo trong nhà nhằm "lòe" người khác trong khi đối diện với thực tế thì bạn lại "đứng hình", và như thế bạn đang tự lừa dối và lãng phí tiền bạc của mình mà thôi. Để giỏi Tiếng Anh không khó, chỉ cần bạn “yêu” nó, nó sẽ không “phụ” bạn. Chúc bạn thành công!

P/S: Tôi hi vọng những bạn đã hoặc đang có ý định học Tiếng Anh sẽ có thêm động lực để vượt qua "nỗi sợ hãi" Tiếng Anh. Nhân đây, Tôi cũng chân thành khuyên các bạn một câu: "Cho dù các bạn là ai, già hay trẻ, gái hay trai, làm nghề này nghề kia thì cũng nên BIẾT Tiếng Anh (không cần giỏi) để phòng khi "giang hồ" chém gió còn biết đường mà "đỡ". Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ nghĩ đến việc "Học Tiếng Anh cấp tốc hay Luyện Tiếng Anh cấp tốc" nhé. Học Tiếng Anh cần phải có thời gian đủ để tiếp nhận và xử lý thông tin từ từ qua việc cọ xát và tiếp xúc thường xuyên, có như thế nó mới mang lại hiệu quả thực sự cho bạn. Mời bạn đọc xem thêm các kinh nghiệm khác tại đây.


Have a good one!

Tommy Bảo - Yêu Tiếng Anh

Friday, November 29, 2013

Cảm nhận và cách học giáo trình Effortless english của AJ Hoge

Cảm nhận và cách học giáo trình Effortless english của AJ Hoge
Đầu tiên tôi học 7 rules effortless english, mặc dù tôi thấy người ta nói là nó là khuyến mãi, nhưng theo tôi theo dõi, nghiền ngẫm và rút ra kết luận rằng: nó sẽ là kim chỉ nam để học giáo trình này ? Thông qua 7 clip tương ứng với 7 nguyên tắc, các tôi đã hiểu 1 phần lí do tại sao khả năng tiếng anh của tôi tiến bộ rất chậm, hoặc không tiến bộ nổi, thậm chí 1 đôi khi nó càng lụi đi. Và thông qua đó tôi được tiếp xúc với 1 phương pháp học anh văn hoàn toàn mới, mặc dù tôi không có gì để phản bác nó, nhưng tôi cảm thấy AJ Hoge nói có lý, và tôi tin phương pháp này hữu dụng. 



Đó chính là:
·        Nguyên tắc 1: luôn luôn học 1 cụm từ, đừng bao giờ học đơn từ. Đúng ! vì từ trước giờ khi tôi gặp 1 từ mới tôi thường tra từ điển, lười thì tra Google cho nhanh, và tôi cố gắng ép bộ não của tôi phải nhớ nó, nhưng khoảng 10 bữa là tôi quên béng đi, và lặp lại tôi lại phải học cách nhớ từ mới lại từ đầu. Rất mệt mỏi, nhưng với nguyên tắc này AJ Hoge chỉ tôi là phải đặt từ đó vào trong 1 câu nào đó và viết đi viết lại, đọc đi đọc lại câu nói đó nhiều lần, hoặc có thể đặt từ mới vào trong 1 ngữ cảnh nào đó thân thuộc với bản thân tôi, thì chắc chắn tôi sẽ nhớ từ đó lâu hơn rất nhiều.
·        Nguyên tắc 2 với cái tên khá sốc: dừng ngay việc học ngữ pháp ! mới đầu nghe tôi cảm thấy không đồng ý 1 tý nào với quan điểm này. Vì nếu vậy các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, thạc sĩ đào tạo về môn anh văn để làm cảnh chắc, và những giờ dạy ngữ pháp là phí phạm thời gian ? k lẽ là dạy cho vui ? Nhưng mà tôi vẫn tiếp tục nghe ông AJ Hoge nói tiếp thì tôi ghi nhận ý kiến này: “lí do các bạn dừng học văn phạm là do, nếu các bạn học văn phạm thì các bạn chỉ cố gắng làm sao để nhớ được cấu trúc đó, làm sao để làm bài tập tốt phần đó, và làm sao để cho các bạn đạt 1 con số điểm nào đó để qua phần đó. Nhưng với giáo trình này, AJ Hoge chỉ cần nói những câu đơn giản, nhưng với 1 câu, ông ta đảo qua đảo lại giữa các thì với nhau, và lúc này não bạn phải hoạt động nhanh hơn, suy nghĩ nhanh hơn, chứ không phải là suy nghĩ từ từ, lục lại từ từ các cấu trúc ngữ pháp trong đầu. Thì với cách này kết hợp giáo trình này của AJ Hope, tôi có thể học được ngữ pháp chỉ thông qua bài học, vì AJ Hoge cho 1 câu và bắt tôi đảo qua đảo lại giữa các thì, tương tự cho các câu hỏi cũng vậy, ông ta hỏi cũng cùng 1 câu, nhưng đảo qua đảo lại giữa các thì nhanh chóng, làm cho tôi cũng phải suy nghĩ nhanh theo để trả lời  kịp, và dần dần tôi học được ngữ pháp rất nhanh, và quan trọng là tôi vận dụng cấu trúc câu rất linh hoạt, chính xác, hoàn toàn tự nhiên, không dùng bút viết, và đặc biệt là tôi nhớ rất lâu các thì”
. . ..  v.v.v.vv…
Sau khi nghe 7 nguyên tắc, tôi bắt đầu đi vào lession 1 của Level 1 trên DVD 1: The day of the dead. Tôi học theo thứ tự sau: nghe Audio trướcè Mini stories (MS) è Vocabularyè Đọc 2 text script (phần audio, Mini Stories nói gì thì sẽ được hiện lại thành câu chữ để dò theo).
Audio:
Một đoạn mô tả khái quát nhất về 1 chủ đề nào đó, tôi cứ nghe từ đầu đến cuối, cố nhớ càng nhiều càng tốt để phần MS, AJ Hoge sẽ dùng phần này để hỏi các câu hỏi xung quanh nội dung của đoạn audio trong phần tiếp theo Mini Stoies. Và khi gặp bất cứ từ mới nào đó, tôi không tra từ điển vội, tôi cứ từ từ, để xem phần tiếp theo có giải thích gì về từ này hay không ?.
Mini stories:
Ở đây AJ Hoge sẽ hỏi câu hỏi xung quanh nội dung của đoạn audio, và ông ta hỏi gì thì tôi cứ trả lời, biết thì trả lời, và không biết tôi cũng trả lời. Kệ đúng hay sai, vì như vậy miệng, đầu của tôi luôn luôn phải suy nghĩ và miệng tôi luôn luôn trả lời để nói cho quen. Và cho dù gặp bất cứ từ khó nào tôi cũng từ từ, không nên tra từ điển vội, tôi cứ kệ, nghe tiếp, xem có dữ kiện nào lặp lại, hoặc miêu tả từ đó không, hoặc dựa vào hoàn cảnh của câu, tôi thử đoán xem nó là từ gì ?  Và tôi đã quyết định không tra từ từ điển trong phần này.
Vocabulary:
Đoạn mp3 này sẽ giải thích những từ mới cho tôi hiểu thông qua cách giải thích từ bằng những câu đơn giản, xúc tích, dể hiểu. Tôi cố gắng lắng tai nghe ông ta giải thích như thế nào. Rồi dần dần tôi cũng hiểu, nhưng mà tôi cảm thấy rằng cách này hay ở chỗ: nếu tôi học qua cách giải thích như vậy, tôi mắp môi nói theo ông ta, thì tôi rất hay nhớ những câu ông ta nói, và kết quả là với 1 từ tôi học được vài câu miêu tả, vì vậy tôi cảm thấy nhớ rất lâu, cũng như biết cách vận dụng từ này 1 cách thuần thục. Và tôi chợt nghĩ: tại sao mình lại không áp dụng cách này cho bạn mình nhỉ ? Tức là khi tôi trao đổi tiếng anh với bạn tôi (người VN), khi tôi nói đến từ mới, thì tôi cũng sẽ không vội nói nghĩa của từ theo tiếng việt mà tôi sẽ giải thích nghĩa của từ theo những câu tiếng anh đơn giản, giống như cách AJ Hoge đã dạy tôi ! Ồ, thậ là hay quá ! như vậy sẽ làm tăng sự lưu nhớ từ mới đó trong đầu tôi lâu hơn rất nhiều.
Text Script:
Nếu như câu nào đó, hay từ nào đó mà tôi nghe không kịp, không hiểu trên các phần ở trên thì tôi sẽ đọc lại trên đoạn text cript này, tức là 3 đoạn mp3 kia nói gì thì text script sẽ thuật lại tất cả cho tôi theo dõi, thật là tiện.
Ông AJ Hoge nói rằng 1 ngày nên học 2 lần cách nhau, và 1 tuần học liên tục 7 ngày, chính vì thế mà cho dù là bài đâu tiên khá dễ, nhưng tôi vẫn tuân theo và học đi học lại đến nỗi phát ngán, nhưng tôi vẫn kiên trì học, vì ông AJ Hoge có bảo rằng, nếu bạn học như vậy thì bạn sẽ nhớ được từ vựng, cầu trúc câu lâu hơn cũng như cách vận dụng chúng 1 cách linh hoạt và tự nhiên hơn, làm tôi rất tự tin khi nói những thể loại, câu chữ tương tự hoặc giống vậy.



Giới thiệu phương pháp Effortless English


Vậy là với giáo trình này, nó giúp tôi giải quyết được 2 vấn đề quan trọng:
·        Thứ nhất: làm sao có được vốn từ vựng tốt, và làm sao để nhớ được lâu
·        Thứ hai: làm sao biết vận dụng được từ mới, cũng như vận dụng được cấu trúc 1 cách thuần thục và tự nhiên nhất

Tính tiện lợi của giáo trình:
·        Các bài viết được làm theo dạng mp3 nên tôi rất dễ dàng lưu trữ trên các thiết bị nghe nhạc, điện thoại và học bất cứ nới đâu,
·        Do tự học được nên tôi giảm được 1 khoản chi phí khá khá cho vấn đề đi học thêm anh văn
·        Và tất nhiên, điều quan trọng nhất, tôi cắt giảm thời gian rất nhiều để làm được nhiều chuyện khác quan trọng
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài cảm nhận. Đầy đủ bài viết xin vui lòng đọc tiếp theo link sau, vui lòng click ==> DVD EFFORTLESS ENGLISH dành cho ai thật sự muốn cải thiện Anh Văn để đi làm hoặc Học   
- Các bạn có thể điền thông tin vào form này để nhận tài liệu

Thursday, November 28, 2013

Học tiếng anh: Không gì bằng kiên trì



Học tiếng anh: Không gì bằng kiên trì. Học ngoại ngữ không thể hiệu quả nếu áp dụng cách học rập khuôn. Các bạn cần học bằng sự kiên trì góp nhặt kiến thức, Hãy học, thi tiếng Anh bằng tâm trạng thoải mái nhất, bởi chúng ta học vì yêu hiểu biết...

Hãy học tiếng Anh thật tự nhiên, thoải mái với tất cả niềm yêu thích là lời khuyên chung của các chuyên gia và nhiều bạn trẻ thành công ở các kỳ thi tiếng Anh quốc tế tại chuyên đề “Học thi tiếng Anh hiệu quả”.

Tránh học hoài mà vẫn... lẹt đẹt!

Bạn Đặng Thái Sơn (SV Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) chia sẻ nỗi băn khoăn về việc học tiếng Anh từ thời phổ thông nhưng tới giờ trình độ vẫn... lẹt đẹt. Nhiều bạn trẻ gật gù cùng với Sơn bởi đây là vấn đề chung khiến nhiều người đau đầu khi đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để học nhưng hiệu quả chẳng đâu ra đâu.

Kiên trì học thì cuối cùng bạn sẽ thành công!


Muốn học tốt, học giỏi tiếng Anh trước hết người học phải có định hướng rõ ràng: học nhằm mục đích gì, sẽ học chuyên ngành gì...” - ông Lê Xuân Bình (quản lý chương trình thi IELTS tại Việt Nam của Hội đồng Anh) nhấn mạnh.
Xác định được mục tiêu cụ thể, từ đó mỗi người sẽ có chiến lược riêng, chương trình học phù hợp với nhu cầu học để giao tiếp, nâng cao trình độ chuyên môn hay học đi du học. Xem thêm các bài viết về bí quyết học tiếng anh giao tiếp hiệu quả.
Cũng theo ông, ngoài việc học theo giáo trình hay từ sự hướng dẫn của thầy cô, học tiếng Anh bằng cách nghe nhạc, xem phim cũng là cách học hiệu quả. Phương pháp này không chỉ giúp người học nâng cao vốn từ mà còn có thể rèn luyện được cách phát âm chuẩn xác, sử dụng đúng cấu trúc câu...

Ông Nguyễn Minh Hưng (trưởng bộ môn TOEFL của Học viện Yola) cho biết thái độ học cũng là yếu tố quan trọng. Theo ông, cho dù học tiếng Anh ở nhà, ở trường hay tại các trung tâm ngoại ngữ để đạt hiệu quả trước hết mỗi người phải có ý thức và sự yêu thích với môn học này. Nếu học và luyện tập bằng thái độ nghiêm túc, cầu tiến và say mê thì tự mỗi người sẽ có cách bố trí thời gian, chọn lựa phương pháp học phù hợp.
“Hiện nay nhờ sự hỗ trợ của thế giới mạng, các bạn trẻ có thêm nhiều lựa chọn về môi trường học, phương pháp học trực quan, tài liệu giáo trình... Vậy nên phải tận dụng tối đa những thuận lợi sẵn có đó” - ông Minh Hưng nói.
Bà Dương Thị Hồng Hạnh (chuyên viên TOEIC của Học viện American Academy) đánh giá cao những cá nhân nỗ lực tự học, không nản lòng. “Nếu rèn luyện được những kỹ năng tự học hiệu quả thì sẽ tiết kiệm thời gian học của mỗi người” - bà Hạnh nói. Bà cũng khuyên để học từ vựng, tốt nhất là học theo chủ đề và học thường xuyên để dễ ghi nhớ. Từng đạt điểm nghe tuyệt đối 9/9 ở kỳ thi IELTS, bạn Bùi Thành Nhân, SV ĐH RMIT (TP.HCM) chia sẻ: “Muốn nghe giỏi thì phải nghe nhiều, tuy nhiên phải nghe có chọn lọc kỹ để tiết kiệm thời gian”.
Với bạn Nguyễn Thị Hải Như (đạt 111 điểm TOEFL iBT), để thoát khỏi nỗi lo lắng khi sử dụng kỹ năng nói thì phải mạnh dạn, không nên ngại việc nói sai. “Người nước ngoài luôn thích thú khi thấy mình nói ngôn ngữ của họ, vì vậy họ sẽ tập trung nghe và cố gắng đoán từ. Nói nhiều, tập nhiều sẽ khiến mình tự tin hơn, từ đó sẽ khắc phục được các lỗi, nâng cao khả năng giao tiếp” - Như nói.

Học tiếng anh: Không gì bằng kiên trì

Các chuyên gia cho biết bên cạnh việc nắm vững kiến thức tiếng Anh, việc hiểu rõ một số mẹo trong mỗi kỳ thi cũng là điều quan trọng. “Nên luyện tập thường xuyên những đề thi thử để giúp bản thân quen dần dạng bài, tránh áp lực thời gian khi bước vào kỳ thi thật” - ông Lê Xuân Bình nói. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc để có sức khỏe tốt trước khi bước vào phòng thi cũng là điều quan trọng.
Các chuyên gia nhắc nhở khi đã bước vào phòng thi thì thí sinh phải “chiến đấu” đến cùng, cụ thể là không bỏ sót phần trả lời của bất kỳ câu hỏi nào trong đề. Với phần thi viết của IELTS và TOEFL, ông Lê Xuân Bình khuyến cáo thí sinh không nên hấp tấp bắt tay viết ngay sau khi đọc đề, bởi việc lập dàn ý kỹ lưỡng sẽ giúp bài viết mạch lạc, đạt kết quả cao hơn.
Bạn Trương Công Lý (đạt điểm tuyệt đối 990 TOEIC) cũng xác định: “Cấu trúc câu rõ ràng, được sắp xếp logic và dùng đúng hoàn cảnh sẽ gây thiện cảm với người chấm. Không nên sính từ đao to búa lớn hoặc văn phạm phức tạp khi không chắc chắn”. Theo Lý, trong phần thi nghe và nói, điều quan trọng là các thí sinh cần giữ bình tĩnh và chú ý kiểm tra các thiết bị hỗ trợ như tai nghe, micro, nút chỉnh âm lượng có hoạt động tốt không để kịp thời báo thay đổi.
Học ngoại ngữ không thể hiệu quả nếu áp dụng cách học rập khuôn. Các bạn cần học bằng sự kiên trì góp nhặt kiến thức” - Bùi Thành Nhân (8.5 IELTS) chia sẻ. Tương tự, bạn Nguyễn Thị Hải Như khiến cả hội trường bật cười với “lời kêu gọi”: “Hãy học, thi tiếng Anh bằng tâm trạng thoải mái nhất, bởi chúng ta học vì yêu hiểu biết, để tương tác chứ đâu để trở thành nhà ngôn ngữ học!”. C Còn bạn Trương Công Lý khẳng định: “Hãy học những gì bạn thích, rồi bạn sẽ thành công!”.
Phần lớn vốn tiếng Anh nhờ tự học
Đó là sẻ chia về kinh nghiệm học tiếng Anh từ bạn Trần Bảo Trân, học sinh lớp 10A9 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), một trong hai bạn có số điểm cao nhất trong bài kiểm tra tiếng Anh tại chương trình và giành suất học bổng là khóa học trị giá 5 triệu đồng từ nhà tài trợ. Bảo Trân cho biết vốn tiếng Anh có được phần lớn nhờ tự học. “Ngoài giờ học tiếng Anh ở trường, mình chủ yếu về nhà tự học thêm. Khi bạn học tiếng Anh một cách tự nhiên, thoải mái và biết cách kết hợp với thư giãn, bạn sẽ chinh phục ngoại ngữ này dễ dàng” - Bảo Trân nói.

Popular Posts