Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề): Mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề IF) là mệnh đề phụ hay còn gọi là mệnh đề điều kiện. Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính. Ví dụ: If it rains - I will stay at home. Mệnh đề điều kiện - mệnh đề chính (Nếu trời mưa - tôi sẽ ở nhà.)
Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chỗ cho nhau được: nếu mệnh đề chính đứng trước thì giữa hai mệnh đề không cần dấu phẩy, ngược lại thì phải có dấu phẩy ở giữa. Ví dụ: You will pass the exam if you work hard. (Bạn sẽ vượt qua kỳ thi nếu bạn học tập chăm chỉ.) => If you work hard, you will pass the exam. (Nếu bạn học tập chăm chỉ, bạn sẽ vượt qua kỳ thi.)
* Bài liên quan: Tổng hợp chuyên đề luyện thi đại học và học sinh giỏi
* Bài liên quan: Tổng hợp chuyên đề luyện thi đại học và học sinh giỏi
A. Dạng cơ bản
1. Điều kiện loại zero:
a. Nhận biết: dùng để diễn tả một sự thật, một chân lý, một qui luật, một thói quen.
b. Công thức: câu điều kiện loại này không có “will” trong câu, vì thế cần phân biệt rõ ràng với câu điều kiện loại 1.
IF + S1 + V(bare-inf), S2 + V(bare-inf)
c. EX1:
· If water is frozen, it expands. Nếu nước bị đông đặc nó nở ra. (Đây là sự thật, chân lí lúc nào cũng vậy nên dùng loại zero) # If the water isfrozen, it will expand (loại 1). Nếu nước này bị đông đặc nó sẽ nở ra. (Đây là một hoàn cảnh cụ thể, một khối nước cụ thể nào đó xác định nên dùng điều kiện loại zero)
· If it rains, I go to school by taxi. (Đây là thói quen chứ không phải một hoàn cảnh cụ thể nào nên dùng loại zero) # If it rains this evening, I will go to school by taxi (loại 1). (Đây là hoàn cảnh cụ thể chứ không phải thói quen nên không dùng loại zero)
2. Điều kiện loại 1:
a. Nhận biết: Câu điều kiện loại 1 nêu lên những sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
b. Công thức: Dạng này ta dùng thì hiện tại để diễn tả sự vật/việc.
IF + S1 + V (bare-inf), S2 + WILL /CAN/ MAY + V (bare-inf)
c. Ex: If it is hot, I will go swiming. (nếu trời nóng, tôi sẽ đi bơi)
3. Điều kiện loại 2:
a. Nhận biết: Câu điều kiện loại 2 nêu lên sự việc không có thực ở hiện tại hoặc tương lai.
b. Công thức: Dạng này ta lùi một thì của động từ (tense) từ hiện tại về quá khứ.
IF + S + V2, S + WOULD/COULD/MIGHT + V (bare-inf)
c. Lưu ý: Nếu V2 là “to be” thì ta sẽ dùng “were” cho tất cả các ngôi.
d. Ex: If I werea billionaire, I would go help the disable all over the world. (Nếu tôi là một tỷ phú, tôi sẽ giúp đỡ tất cả những người tàn tật trên toàn thế giới.) => Thực tế tôi đâu phải là tỷ phú, chỉ là mơ ước nhỏ nhoi của tôi mà thôi.
4. Điều kiện loại 3:
a. Nhận biết: Câu điều kiện loại 3 dùng để nêu lên sự việc không thể xảy ra ở quá khứ.
b. Công thức: Dạng này ta lùi động từ chỉ sự việc từ thì quá khứ đơn về quá khứ hoàn thành.
IF + S + HAD + V3, S + WOULD/COULD/MIGHT + HAVE + V3
c. Ex: If she had worked hard last month, she wouldn’t have failed the final. (Nếu tháng trước nó chăm chỉ ôn bài thì nó đâu có thi rớt.) => Thực tế nó đâu có học hành gì đâu.)
B. Áp dụng:
1. Nhận biết loại câu điều kiện:
a. Loai 0: If my mom (go) out, I (have) to cook. => Câu này không có hoàn cảnh cụ thể mà chỉ thể hiện thói quen thường ngày. Nếu mẹ tôi đi vắng thì tôi có nhiệm vụ phải nấu cơm. => If my mom goes out, I have to cook.
b. Loại 1: If I see them, I (tell) them my story. => Nhìn thấy mệnh đề if có động từ “meet” ở thì hiện tại => điều kiện loại 1: tell => will tell.
c. Loại 2: I (be) you, I (study) abroad. Rõ ràng, nhìn vào câu này ta không thể nhận biết được nó thuộc loại câu điều kiện nào. Nhưng…có một điều mà các bạn cần ghi nhớ khi làm bài tập câu điều kiện là hãy dịch nghĩa của nó nếu không còn cách nào nhận biết. Dịch: “Nếu tao là mày thì tao đã đi du học rồi.” Chính cái “nếu tao là mày” cho ta biết đó là câu điều kiện loại 2: be => were; study => would study.
d. Loại 3: If he (try) a little bit more yesterday, our team (lose) the game. Nhìn vào thấy “yesterday”, nghĩ ngay đến sự việc không có thực ở quá khứ => điều kiện loại 3: try => had tried; lose => wouldn’t have lost.
2. Viết lại câu (sentence transformation):
a. Đảo ngữ:
· Đối với câu điều kiện loại 1: Thêm “should” vào sau đó bỏ If và đảo động từ “should” ra đầu câu.
· Ex: If you have any questions or concerns about this, you may leave me a message below or reach me at tuankiet153@gmail.com => Shouldyou have any questions or concerns about this, you may leave me a message below or reach me at tuankiet153@gmail.com
· Đối với câu điều kiện loại 2: Đảo động từ “were” ra đầu câu và bỏ “If”.
· Ex: If I were Barack Obama, I would help ask China to remove its HD-981 from Viet Nam’s EEZ. => Were I Barack Obama, I would help ask China to remove its HD-981 from Viet Nam’s EEZ.
· Đối với câu điều kiện loại 3: Đảo động từ “had” ra đầu câu và bỏ “If”.
· Ex: If I had been there, everything would have been fine => Had I been there, everything would have been fine.
· Lưu ý: Nếu đảo ngữ dạng phủ định thì chỉ mang động từ ra đầu câu, giữ “not” lại.
· Ex: If Barack Obama weren’t the president, he wouldn’t do that. => Were Barack Obama not the president, he wouldn’t do that.
b. Chọn dạng điều kiện:
· Điều kiện loại 1: dùng để nối 2 câu ở thì tương lai dạng khẳng định.
· Ex: I will be there. I will fly a kite => If I am there, I will fly a kite.
· Điều kiện loại 2: Dùng để nối 2 câu (một ở hiện tại dạng phủ định, một ở tương lai hoặc hiện tại.)
· Ex: I cannot be there on time because it is getting much traffic. => If it weren’t getting much traffic, I could be there on time.
· Điều kiện loại 3:Dùng để nối 2 câu (một ở thì quá khứ dạng phủ định, một ở thì quá khứ dạng khẳng định.)
· Ex: China didn’t remove its oil rig HD-981 from Viet Nam’s waters, soit elicited some reaction of anti-China riots of Vietnamese communities throughout the world. => If China had removed its oil rig HD-981 from Viet Nam’s waters, it wouldn’t have elicited some reaction of anti-China riots of Vietnamese communities throughout the world.
c. If…not: nếu…không
· Unless = If…not: Cách làm: Đặt Unless ngay vị trí If sau đó bỏ “not” đi.
+ Ex: Vietnam can unilaterally file a lawsuit against China if China doesn’t bring its HD-981 out of Viet Nam’s EEZ. => Unless China brings its HD-981 out of Viet Nam’s EEZ, Vietnam can unilaterally file a lawsuit against China.
· Without = If…not: nếu… không.
Ex: Without our parents, we couldn’tbe successful. => If there weren’t our parents, we couldn’t be successful.
· Or/otherwise = If…not
Ex: Be patient, or/otherwise we will fail to do the experiment. => If we don’t be patient, we will fail to do the experiment.
· But for = If…not
Ex: But for his brother’s assistance, he would fail the University Entrance Tests. => If it weren’t for his brother’s assistance, he would fail the University Entrance Tests.
d. In case = If
Ex: If you come with me, I will give you money. => I will give you money in case you come with me.
C. Dạng nâng cao:
1. Will/Would đứng sau If:
a. TH1: Dùng để nhấn mạnh hành động muốn nói: Theo lẽ thường thì will/would không có mặt trong mệnh đề phụ mà chỉ nằm trong mệnh đề chính. Nhưng đôi khi đọc báo nước ngoài, các bạn sẽ gặp trường hợp will/would nằm trong mệnh đề phụ. Nghe lạ nhỉ, dịch nghĩa cũng thấy không suông cho lắm. Vậy phải chăng họ viết nhầm? Chắc chắn là không rồi. Khi người viết dùng như thế nghĩa là họ muốn nhấn mạnh đến hành động không phải xảy ra liền mà sẽ xảy ra trong tương lai.
· Ex: So sánh 2 trường hợp sau:
+ If China takes its oil rig HD-981 out of Viet Nam’s waters, Obama’s administration will not put sanctions on China. (Nếu Tàu rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam, chính quyền Obama sẽ không trừng phạt Tàu.)
+ If China will take its oil rig HD-981 out of Viet Nam’s waters, Obama’s administration will not put sanctions on China. (Nếu Tàu rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam (không phải lúc này mà sắp tới), chính quyền Obama sẽ không trừng phạt Tàu.)
b. TH2: Dùng để đưa ra một yêu cầu lịch sự hoặc đáp lại một lời đề nghị lịch sự.
· EX1: Shall I keep the door closed for you? - Yes, if you will/would.
· EX2: I'd be grateful if you will/would let me know soon.
c. TH3: Dùng trong câu nói trực tiếp để biểu lộ sự bằng lòng hay không bằng lòng.
· EX1: If you will/would agree to pay us compensation, we will/would agree not to take the matter any further.
2. Dùng “were to” bên mệnh đề “If”:
a. Để diễn tả một hoàn cảnh tưởng tượng ở tương lai.
· EX1: If the government were to cut V.A.T, prices would fall.
· EX2: If he were to win the game, he would be rich.
b. Để đề nghị một cách lịch sự:
· EX1: If you were to ask him, he might help you.
· EX2: If you were to move over, we could all sit on the sofa.
c. Lưu ý: Chúng ta không dùng công thức này cho các động từ chỉ tình trạng như: know, like, remember, understand…
· EX: If I were to know… ( sai) - If I knew… ( đúng)
d. Đảo ngữ với “were to”: ta đảo “were” ra đầu câu thế cho “If”, nếu là “weren’t” thì ta cũng chỉ đảo “were” mà thôi, giữ lại “not”
· Ex: Were Obama’s administration not to raise minimum wage to $15, we will feel bad.
e. Để diễn tả sự việc này lệ thuộc vào sự việc kia.
· Ex1: If it were not for you, I would die. = But for you, I would die. (Nếu không có bạn là tôi “tiêu” rồi – Trái với hiện tại)
· Ex2: If it hadn’t been for you, I would have died. (Nếu không có bạn là tôi “tiêu” rồi – Trái với quá khứ)
3. Phân biệt if not và unless:
3.1 Không dùng “unless” để thay cho “If…not” trong một số trường hợp sau.
a. Câu ĐK loại 2 & 3:
· She would be a good friend if she were not selfish. => She would be a good friend unless she were selfish. (incorrect)
· If he had not been absent, he would have known that. => Unless he had been absent, he would have known that. (incorrect)
b. Không diễn đạt cảm xúc của người nói:
· I will be disappointed, if you don’t pass the exam. => I will be disappointed, unless you pass the exam. (incorrect)
c. Trong câu hỏi:
· What do you think if I don’t come? => What do you think unlessI come? (incorrect)
3.2 Không dùng “if… not” để thay cho “unless” trong một số trường hợp sau:
Khi nhìn nhận một việc gì đã xảy ra trong quá khứ, thường thì có dấu gạch nối trước “unless”
· I couldn’t have gone to school on time – unless I had got up earlier. => I couldn’t have gone to school on time if I hadn’t got up earlier. (incorrect)
· Because my clerk is in the hospital, the work can’t continue – Unless you take up her position, of course. => Because my clerk is in the hospital, the work can’t continue if you don’t take up her position, of course. (incorrect)
4. Dạng hỗn hợp: Dùng để kết hợp 2 loại điều kiện khác nhau trong cùng một câu. Dạng này thường xuất hiện trong đề thi Đại Học hoặc đề thi HSG.
a. Nguyên tắc: Cần nghiên cứu từng vế trong câu cho thật kỹ xem điều kiện xảy ra sự việc ở thời điểm nào để có thể áp dụng loại câu điều kiện cho chính xác. Nếu sự việc có thật thì chi động từ ở hiện tại , nếu không thật thì lùi 1 thì (hiện tại thành quá khứ, quá khứ sang quá khứ hoàn thành.)
b. Ex:
· Loại 3 + Loại 2: If you (spend) too much yesterday, you (broke) now. => If you had not spent too much yesterday, you would not be broken now. (Nếu hôm qua mày không xài hoang phí thì hôm nay đâu có cháy túi) . Vế đầu là chuyện xảy ra không có thật ở quá khứ (nếu hôm qua không xài quá nhiều tiền => thực tế đã xài quá nhiều tiền) Bình thường động từ ở quá khứ sẽ chia quá khứ đơn nhưng vì không thật nên ta giảm thì xuống thành QKHT. Vế sau là chuyện ở hiện tại và cũng không có thật nên từ will giảm thành would ( hiện tại nhưng vẫn dùng will vì đây là công thức của câu điều kiện).
· Loại 2+ Loại 3: If you (like) animals, I (take) you to the zoo. => If you liked animals, I would have taken you to the zoo. Vế đầu là nói về sở thích chung chung nên bình thường là chia hiện tại nhưng vì không thật nên giảm xuống quá khứ. Vế sau là sự việc ở quá khứ nên giảm xuống thành would have p.p
· Loại 2 + Loại 1: If she (arrive) there yesterday, she (come) here tomorrow. => If she arrived there yesterday, she can come here tomorrow.
Note: S1 & S2 là chủ thể thứ 1 và thứ 2 có thể cùng là 1 chủ thể hoặc 2 chủ thể phân biệt. V1, V2, V3 lần lượt là 3 trạng thái của động từ theo thứ tự hiện tại, quá khứ, và quá khứ phân từ.
Chúc các bạn thành công nhé!
NHỚ BẤM LIKE BÊN TAY TRÁI MÀN HÌNH ĐỂ CHIA SẺ CHO BẠN BÈ NHÉ.
Should you have any further confidential concerns and questions, or you would like to share your threads and experience as well to our page's readers, don't hesitate to reach me via tuankiet153@gmail.com. Many Thanks!
Tommy Bảo - Yêu Tiếng Anh
No comments:
Post a Comment