Chính quyền Hoa Kỳ được thành lập dựa trên Hiến pháp (Constitution) phân chia quyền lực thành ba ngành. Mỗi ngành có trách nhiệm riêng, họ cùng làm việc với nhau để đảm bảo đất nước hoạt động ổn định. Một ngành có thể sử dụng quyền hạn của mình để kiểm tra quyền hạn của hai ngành còn lại nhằm duy trì quyền lực giữa ba ngành.
Ba ngành đó là: ngành Lập pháp (Legislative Branch), ngành Hành pháp (Executive Branch) và ngành Tư pháp (Judicial Branch):
- Ngành Lập pháp: Quốc hội (Congress) theo chế độ lưỡng viện: Thượng Nghị viện (Senate) và Hạ Nghị viện (House of Representatives).
- Ngành Hành pháp: Tổng Thống (President), Phó Tổng thống (Vice president), Nội các và các Bộ ngành (gồm 15 bộ).
- Ngành Tư pháp: Supreme Court (Tòa án Tối cao).
15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Bộ trưởng (Minister):
- Department of Agriculture (Tên viết tắt: USDA) / Bộ Nông nghiệp
- Department of Commerce (DOC) / Bộ Thương mại
- Department of Defense (DOD) / Bộ Quốc phòng
- Department of Education (ED) / Bộ Giáo dục
- Department of Energy (DOE) / Bộ Năng lượng
- Department of Health and Human Services (HHS) / Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh
- Department of Homeland Security (DHS) / Bộ An ninh Nội địa
- Department of Housing and Urban Development (HUD) / Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị
- Department of the Interior (DOI) / Bộ Nội vụ
- Department of Justice (DOJ) / Bộ Tư pháp
- Department of Labor (DOL) / Bộ Lao động
- Department of State (DOS) / Bộ Ngoại giao
- Department of Transportation (DOT) / Bộ Giao Thông
- Department of the Treasury / Bộ Tài chính
- Department of Veterans Affairs (VA) / Bộ Cựu Chiến binh
Sơ đồ tổ chức của Chính quyền Mỹ (chi tiết):
Bạn có thể tìm hiểu thêm Tên tiếng Anh của các bộ, cơ quan ngang bộ và Thuật ngữ hệ thống hành chính Việt Nam để cùng so sánh với cách tổ chức bộ máy nhà nước Mỹ.
No comments:
Post a Comment