Yêu Tiếng Anh - Du học Mỹ là niềm mơ ước của hầu hết các học sinh, sinh viên Việt Nam, ai cũng muốn có một tương lai tươi sáng sau khi tốt nghiệp tại một trường Đại Học danh tiếng của Mỹ. Để được đi du học Mỹ, ngoài việc được nhà trường mà các bạn chọn học chấp nhận và cấp thư mời học (hay còn gọi là I-20) thì các bạn phải vượt qua buổi phỏng vấn với các viên chức Lãnh sự quán Mỹ để có visa (Người Việt mình hay nói đùa là "Cửa tử thần").
Vậy các bạn cần chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn này? Để tiện việc theo dõi của các bạn, Admin sẽ trình bày từng phần rõ ràng từ lúc xin I-20 đến khi nhận Visa F1. Tiếp theo Phần 1, xem TẠI ĐÂY, hôm nay Admin trình bày Phần 2: Đóng các lệ phí và chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Download bài viết Tại Đây. Thân!
Sau khi bạn nhận được I-20 do trường cấp nghĩa là bạn đã được trường đó chấp nhận cho bạn vào học, bạn đừng vội mừng, vì đó chưa phải là "giấy thông hành" cho bạn qua Mỹ mà bạn phải vượt qua "cửa tử thần" nữa. Bạn hãy mở I-20 ra và ký tên bạn vào đó, nhớ ghi ngày tháng vào nhé. Các bước tiếp theo cần phải làm là:
1. Đóng phí SEVIS (Lệ phí An ninh Nội địa Hoa Kỳ)
- Chi phí: $200 (đóng bằng tiền USD), chỉ đóng 1 lần và không được hoàn lại (Non-refundable) trong trường hợp bạn phỏng vấn đậu, còn nếu bạn phỏng vấn rớt, rồi bạn tiếp tục phỏng vấn nữa, thì chi phí này chỉ có giá trị trong 1 năm (nghĩa là tính từ thời điểm bạn đóng $200 cho đến thời điểm đó 1 năm sau mà bạn vẫn chưa qua Mỹ thì bắt buộc bạn phải đóng lại $200.)
- Bạn phải đóng phí bằng thẻ tín dụng (Visa hoặc Master, tài khoản tiền USD).
- Bạn có thể nhờ người thân ở Mỹ đóng trực tiếp giùm, hoặc bạn có thể đóng online qua trang web https://www.fmjfee.com (trang này có hướng dẫn rất rõ về đối tượng cần đóng và đối tượng được miễn.)
- Trên trang này có một mẫu đơn, bạn cần hoàn tất một số thông tin (thông tin cá nhân, trường, số SEVIS của I-20, và chi tiết thẻ tín dụng) trong mẫu đơn đó. Sau khi hoàn tất, bạn bấm Submit, phía cuối trang sẽ có xác nhận đã thanh toán thành công (Payment Confirmation) nếu bạn làm đúng. Bạn in cái Payment Confirmation này ra và giữ lại trong trường hợp bản chính họ gửi về bị thất lạc, bạn có thể dùng nó để khiếu nại.
2. Đóng phí và lấy hẹn phỏng vấn:
- Bạn đến địa chỉ đại diện duy nhất của Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ Tp.HCM Citibank toàn nhà Sun Wah Tower số 115 Nguyễn Huệ, Quận 1 để đóng lệ phí phỏng vấn $160 (đóng bằng tiền USD). Bạn sẽ được cô nhân viên đưa cho 2 cái biên lai đóng tiền (một vàng, một hồng), nhớ giữ cẩn thận để mang vào phỏng vấn nhé.
- Sau đó bạn hoàn tất DS-160 online tại https://ceac.state.gov/genniv/ sau khi hoàn tất bạn hãy in nó ra và đọc đi đọc lại cho thuộc, bởi vì những chi tiết bạn cung cấp trong DS-160 thì Tổng Lãnh Sự đã biết, và khi bạn vào phỏng vấn, bạn phải trả lời cho khớp với những gì bạn đã khai trong DS-160(nếu được hỏi).
- Kế tiếp bạn lấy hẹn phỏng vấn. Hiện nay Tổng Lãnh Sự cho phép bạn lấy hẹn online, do vậy bạn vào trang web https://evisaforms.state.gov/default.asp?postcode=HCM&appcode=3 và đặt cuộc hẹn phỏng vấn của mình, lưu ý bạn lấy hẹn phỏng vấn càng sớm càng tốt để bạn có thời gian phỏng vấn cho lần kế tiếp nếu lần đầu bị rớt bởi vì I-20 rất mau hết hạn. Sau khi lấy hẹn thành công, nhớ in cuộc hẹn ra và mang theo khi đi phỏng vấn.
- Tiếp theo bạn hãy sắp xếp hồ sơ theo trật tự, gọn gàng, ngăn nắp theo từng mục gồm:
- * Hồ sơ học tập: Học Bạ, Bảng Điểm, Giấy Khen, Bằng TOEFL, giấy chứng nhận Học Bổng...
- * Hồ sơ phía cơ quan Mỹ cấp: DS-160, I-20, biên lai đóng tiền phỏng vấn, SEVIS...
- * Hồ sơ Tài Chính: Đăng ký kinh doanh, Đăng ký thuế, Bank Statement, Xác nhận thuế thu nhập (biên lai thuế), Hợp đồng lao động, Xác nhận lương, Giấy tờ chứng minh Bất Động Sản...
- * Giấy tờ cá nhân: Hộ chiếu còn hạn sử dụng 6 tháng, hộ chiếu cũ từng đi du lịch ở các nước (nếu các nước phát triển như Anh, Pháp, Hàn Quốc, Singapore...thì càng tốt), 2 ảnh 5x5 chụp trong vòng 6 tháng trở lại(chụp thẳng, phong trắng). Tất cả các giấy tờ trên đều phải cung cấp bản chính.
- Cuối cùng, bạn chờ đến ngày hẹn phỏng vấn của mình, trong quá trình chờ, bạn hãy tập dợt phỏng vấn thử với người nào mà giỏi Tiếng Anh, bạn phải sắp xếp ý trong đầu sẵn, cái gì nên nói, cái gì không nên, nói như thế nào, cách biểu lộ cảm xúc, thái độ của mình trước phỏng vấn viên (Consular) như thế nào để bạn có thể tự tin hơn trong buổi phỏng vấn. Bạn phải dự đoán tất cả các tình huống có thể xảy ra để bạn không phải bất ngờ và vụng về khi đối mặt với Consular vì bạn chỉ có 2-3 phút để trình bày với Consular nguyện vọng du học của mình. Nhớ chuẩn bị thật kỹ trước buổi phỏng vấn và hãy tự tin vào bản thân của mình trong buổi phỏng vấn. Theo những gì mà Admin biết được thì tỷ lệ rớt phỏng vấn xin Visa du học rất cao (10 người may ra đậu 1 người).
Tommy Bảo - Yêu Tiếng Anh