Thursday, December 6, 2012

Phương pháp dạy trẻ em nói tiếng anh(P2)

Bài viết trước phần nào đã giới thiệu phương pháp giúp con bạn tiếp thu những kiến thức cơ bản của tiếng Anh trong giai đoạn trẻ học nói ở những năm đầu đời. Phần 2 này xin tiếp tục giới thiệu các phương pháp dạy trẻ nói tiếng Anh 

2. Sử dụng tiếng Anh hàng ngày

Bằng cách sử dụng tiếng Anh đơn giản và nhắc đi nhắc lại nhiều lần, bạn có thể giúp đỡ trẻ học tiếng anh thông qua các hoạt động trong gia đình, nơi mà trẻ cảm thấy an toàn và có thể nhận thức được điều gì đang diễn ra như trò chơi hoặc vần điệu. Trẻ có thể sử dụng tiếng Anh để:


-  Nói về bản thân hoặc những điều gì trẻ thích: ‘I like; I don’t like… yuk’

-  Những điều gì mà trẻ đã làm: ‘I went to; I saw…; I ate…’

-  Điều mà trẻ hay những người khác cảm nhận:  ‘I am sad; she’s cross …

Bạn có thể giúp trẻ cùng đọc những quyển truyện tranh hoặc thiết kể những quyển sách riêng cho trẻ để trẻ có thể tự mình sáng tạo. Khi trẻ đã học được tiếng Việt thuần thục, trẻ có thể chuyển đổi một ít ngôn ngữ trong nhiều tình huống khác nhau: ‘All gone.’. Nếu như bạn sử dụng hoặc chuyển đổi các cụm từ tiếng Anh cùng cách như vậy, thì trẻ có thể nhanh chóng học theo và sử dụng chúng.

Khi trẻ muốn thực hành những kiến thức đã học ở trường, bạn có thể sử dụng những cụm từ ‘What’s your name?’ ‘How old are you?’ ‘What’s this?’ ‘That’s a pencil’ để dạy trẻ. Bạn có thể sử dụng một con búp bê hoặc một thứ đồ chơi nào đó, bạn sẽ hỏi bằng tiếng Anh và giả vờ đóng vai là đồ chơi đó và trả lời câu hỏi mà bạn vừa đặt ra.

 Khi trẻ nói thành thạo, trẻ có thể sử dụng một vài từ tiếng Việt trong câu nói tiếng Anh như ‘He’s eating a quả mận’ bởi vì trẻ không biết nghĩa tiếng Anh của từ “quả mận” là gì cả. Trong trường hợp như vậy, bạn nên nhắc lại nguyên cả cụm từ tiếng Anh đấy cho trẻ để trẻ có thể nhớ và sử dụng thêm từ mới ‘He’s eating a plum.’ ‘A plum.’

3.  Tiết học tiếng Anh ở nhà

Nếu như trẻ có cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh thường xuyên thì khả năng và lượng tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ khá hơn nhiều. Chỉ với 2 tiết học mỗi ngày, mỗi tiết học có thể kéo dài từ 3 – 10 phút sẽ đưa trẻ vào một môi trường nói tiếng Anh thực thụ. Chính vì vậy, việc sắp xếp quỹ thời gian quý báu của bạn là điều quan trọng đầu tiên mà các bậc làm cha làm mẹ cần thực hiện.

Trẻ sẽ cảm thấy yêu và háo hức với các tiết học này bởi trẻ có thể cảm nhận được rằng đây là khoảng thời gian đặc biệt mà trẻ “sở hữu” hoàn toàn sự chú ý của bạn nếu như bạn tập trung hoàn toàn vào tiết học ngắn ngủi đó mà không bị phân tán bởi bất cứ vấn đề gì.

Trẻ có tư duy logic rất cao: vì thế trẻ cần có một lý do để học nói tiếng Anh bởi vì trẻ nhận thức được rằng cả trẻ và bạn đều có thể nói được tiếng Việt, và trẻ sẽ cảm thấy khó khăn khi chuyển từ tiếng Việt sang tiếng Anh, vì vậy bạn cần phải dẫn dắt và đưa trẻ vào tiết học thật tự nhiên ‘In three minutes we are goingto have our English time’ và tạo môi trường cho một tiết học tiếng Anh thực sự: ‘Let’s sit on the sofa. Now, let’s talk in English.’. Bạn có thể mở đầu tiết học bằng các câu chuyện, bài hát, câu gieo vần  bằng tiếng Anh trước khi giới thiệu hoạt động chính cho tiết học đó. Bạn nên lưu ý rằng: trẻ sẽ cảm thấy thích thú hơn khi hiểu trẻ sắp tham gia cái gì? hoạt động đó như thế nào? Chính vì vậy bạn có thể giới thiệu bằng tiếng Việt về hoạt động đó, hoặc bạn sử dụng tiếng Anh và dịch sang tiếng Việt cho trẻ hiểu.

Bạn không nên đánh giá thấp khả năng hiểu của trẻ; bởi vì trẻ có thể hiểu nhiều hơn là những gì trẻ có thể nói bằng tiếng Anh. Đối với tiếng Việt, trẻ quen với việc chỉ hiểu một số từ mà trẻ nghe thấy và quan sát cách thể hiện, ngôn ngữ cơ thể và những câu chuyện xung quanh để đấn nghĩa. Thế nhưng, cùng với sự dẫn dắt của bạn, trẻ có thể sử dụng những kỹ năng đó trong việc học tiếng Anh và đoán nghĩa các từ bằng tiếng Anh. Khi phương pháp mà ngôn ngữ được giới thiệu cùng một lúc, bạn có thể dịch ngay cho trẻ, có thể thì thầm với trẻ, bằng tiếng Anh. Nếu như việc dịch được thực hiện hơn 2 lần, trẻ có thể quen với việc bạn dịch cho trẻ hiểu hơn là trẻ tự phỏng đoán để hiểu tiếng Anh. Như vậy, không nên quá lạm dụng vào phương pháp dịch đối với trẻ.

4. Động viên và khuyến khích trẻ

Trẻ luôn mong đợi sự khuyến khích và động viên từ bạn bởi trẻ muốn cảm thấy mình đã học được điều gì và mỗi ngày trẻ sẽ tiến bộ hơn. Hỗ trợ, động viên và khuyến khích trẻ thường xuyên từ bố mẹ hay những người thân xung quanh sẽ giúp trẻ tự tin hơn và cố gắng vươn lên. Bạn có thể thường xuyên sử dụng những câu như: ‘That’s good.’ ‘I like that.’ ‘Well done!’

No comments:

Post a Comment

Popular Posts