Trong hai năm đầu tiên từ 0-2 tuổi trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều từ cách sử dụng ngôn ngữ của bố mẹ, Chính vì vậy, là những người bố người mẹ có kiến thức căn bản tiếng Anh, bạn có thể hỗ trợ trẻ học nói tiếng anh tại nhà thông qua nhiều phương pháp khác nhau.
Nhiều bố mẹ trẻ thường lo lắng về khả năng và ngữ điệu của chính mình trong cách sử dụng tiếng Anh, tuy nhiên bạn hoàn toàn yên tâm vì trẻ có những khả năng đặc biệt để sửa đổi và điều chỉnh giọng nói của trẻ để sử dụng tiếng Anh với những vật thể hay nói về môi trường xung quanh trẻ. Trẻ nhỏ cần nhận thức và cảm nhận được rằng “I can speak English” – Con có thể nói tiếng Anh hay “I like English” – Con thích tiếng Anh, chính vì vậy sự hỗ trợ của bố mẹ có thể giúp trẻ “thành công” trong bài học tiếng Anh đầu đời.
- Bạn có thể tập trung tạo nhiều niềm vui cho trẻ, đồng thời có thể giới thiệu văn hóa nước Anh vào cuộc sống gia đình, đây cũng là cơ hội để trẻ mở rộng tầm nhìn về văn hóa của đất nước cũng như của nước Anh
- Bạn có thể tập trung tạo nhiều niềm vui cho trẻ, đồng thời có thể giới thiệu văn hóa nước Anh vào cuộc sống gia đình, đây cũng là cơ hội để trẻ mở rộng tầm nhìn về văn hóa của đất nước cũng như của nước Anh
- Hãy trở thành những “diễn viên” trong vở kịch dạy trẻ học tiếng Anh. Tuy nhiên, trẻ có thể tiếp thu tiếng Anh dễ dàng khi những bài học nhỏ đó diễn ra khá tự nhiên ngay trong chính ngôi nhà của mình. Các bạn có thể dẫn dắt trẻ vào các bài học với giọng nói thật nhẹ nhàng, đầy tính quan tâm và ngôn ngữ đơn giản qua các hoạt động.
Bạn có thể diễn giải to rõ ràng điều gì đang xảy ra mà bạn muốn trẻ làm gì: ‘Let’s put it here.’ ‘There.’ ‘Look. I’ve put it on the table.’ ‘Which one do you like?’ Sau khi để trẻ đủ nghe, bạn có thể ngừng hỏi và trẻ sẽ trả lời ‘Oh, I like this one.’ ‘The red one’.Bạn có thể thường xuyên nhắc đi nhắc lại những từ ngữ hay câu nói ngắn hữu ích. Việc nhắc đi nhắc lại như vậy sẽ giúp trẻ nghe đi nghe lại hay xác nhận lại những gì mà trẻ đã hoc được từ bạn – điều này không gây sự nhàm chán đối với trẻ hay ngay cả đối với bạn.
Hơn thế nữa, bạn có thể phản ánh lại những điều mà trẻ nói và mở rộng vấn đề ra:
Trẻ: ‘Yellow’;
Bạn: ‘You like the yellow one.’ ‘Here it is.’ ‘Here’s the yellow one.’ ‘Let’s see. Yellow, red and here’s the brown one.’ ‘I like the brown one, do you?’
- Bạn hãy nói thật chậm rãi và nhấn mạnh vào từ mới một cách tự nhiên mà không thay đổi ngữ điệu của ngôn ngữ, ví dụ như bạn muốn dạy trẻ gieo vần tiếng Anh, bạn có thể hỏi ‘Which rhyme shall we say today?’ ‘ You choose.’ (Hôm nay chúng ta sẽ nói vần gì nhỉ? Con chọn đi), sau đó bạn có thể dừng lại để trẻ suy nghĩ và có sự lựa chọn riêng của trẻ. Thông qua các hoạt động và các trò chơi, bạn có thể dạy xen lẫn và thu hút sự chú ý của trẻ đến những cụm từ mà bạn thường sử dụng để bắt đầu mỗi lần học. Đây cũng là một phương thức giúp trẻ có thể sử dụng những câu yêu cầu ngắn như một phản xạ tự nhiên: ‘Let’s play Simon says.’ ‘Stand there.’ ‘In front of me.’ ‘That’s right.’ ‘Are you ready?’
- Cách biểu lộ trên khuôn mặt hoặc cử chỉ của bạn sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc hiểu và tiếp thu kiến thức, sự liên hệ bằng ánh mắt đối với trẻ sẽ giúp bạn chắc chắc rằng trẻ hiểu bài hay không? điều này cũng khuyến khích trẻ nào nhút nhát
- Có thể làm quen và nói một cách tự nhiên.Một quy tắc vàng mà bạn cần nhớ là phải biết dừng lại đúng lúc, có thể là một khoảng thời gian dài, khi trẻ cần nghĩ ngợi về điều gì đó mà trẻ lắng nghe trước khi trẻ sẵn sàng trả lời bạn.
- Đang ở độ tuổi này, khả năng nói và diễn đạt của trẻ còn rất hạn chế vì vậy trong những khoảng thời gian mà bạn dừng lại cho trẻ suy nghĩ trước mỗi câu trả hỏi của bạn, có thể một câu chuyện vui hay sự thích thú từ một trò chơi nào đó sẽ đưa lại sự hào hứng cho trẻ, và quan trọng hơn nữa là tăng niềm hứng khởi với bộ môn tiếng Anh cho trẻ.
Còn tiếp.
No comments:
Post a Comment