Bạn đang cần tìm cho mình một bí quyết học tiếng anh sao cho có thể cải thiện một cách tốt nhất kỹ năng giao tiếp bằng tiếng anh của mình. Trước tiên bạn cần xác định cho mình một mục đích cụ thể cho việc học tiếng Anh, nếu bạn ko có mục đích rõ ràng hoặc mục đích của bạn ở dưới dạng tôi muốn nói tốt tiếng Anh thì sẽ ko có thông số nào đo đếm được thành công của bạn
Bí quyết giao tiếp tiếng Anh hiệu quả
Để giao tiếp tiếng Anh hiệu quả, bạn cần đặt ra cho mình các nguyên tắc và tuân thủ đúng theo những nguyên tắc đó. Việc đầu tiên của bạn là phải vứt hết các quyển sách ngữ pháp đi, vì như thực tế đã chứng minh, trường học dạy bạn hàng trăm( thậm chí nhiều hơn thế) các quy tắc ngữ pháp, và bạn đã ko thể nói chuyện với người bản ngữ nhờ chúng. Trên thực tế, chúng đã ngốn hết 1 lượng thời gian quý báu của bạn chẳng để làm gì cả( có chăng là để đạt điểm cao trong các kì thi vô nghĩa của trường học- cái điểm số đó sẽ ko giúp bạn thực hiện được ước mơ thực sự của mình).
Xác định cho mình mục tiêu cụ thể khi học tiếng anh giao tiếp
Xác định cho mình một mục đích cụ thể cho việc học tiếng Anh, nếu bạn ko có mục đích rõ ràng : hoặc mục đích của bạn ở dưới dạng: " tôi muốn nói tốt tiếng Anh" thì sẽ ko có thông số nào đo đếm được thành công của bạn, cho bạn biết là mình đang ở đâu và đi như thế nào cho đến đích. Bạn phải lập ra 1 kế hoạch rõ ràng, xác định 1 mục đích rõ ràng và phải nhận thấy lợi ích thực tế của việc học tiếng Anh đưa lại .
Tăng cường học ngữ âm, vì nếu bạn nói không đúng âm, các bạn sẽ không thể tự tin nói ở khắp nơi, cũng ko thể nghe đươc. Hoặc, nếu bạn cố nghe và cố chỉnh sửa, lấy kinh nghiệm qua từng lần nghe nhỏ lẻ thì bạn sẽ mất cực kì nhiều thời gian cho việc này. Có rất nhiều người sau khi có khả năng nói lưu loát rồi, lại phải quay lại từ đầu đế học ngữ âm, và việc này làm mất nhiều thời gian và khó khăn hơn nhiều so với việc bạn học nó từ đầu. Việc này cũng giống như bạn học cộng trừ các số có 1 chữ số trước khi học làm toán vây.
Bạn phải tiếp xúc ngôn ngữ ở 1 thời gian đầu, để não bạn có thời gian làm quen với các âm của tiếng Anh đã, y như là đứa trẻ mới sinh ra cần được nghe nhiều từ những người xung quanh, để sau đó nó có thể học nói rất nhanh. Một thầy giáo người Mỹ đã nói rằng: "Các bạn luôn giỏi tiếng Việt hơn tôi, vì các bạn đã nghe tiếng Việt từ khi còn là đứa bé cho đến tận bây giờ. Bạn nghe rất nhiều lần, rồi bắt chước, rồi phản xạ, cuối cùng bạn nói tiếng Việt rất tốt.Với tiếng Anh cũng vậy, nếu mỗi tuần bạn dành ra 1 giờ đồng hồ để nghe tiếng Anh, thì bạn sẽ cần nhiều, nhiều, nhiều năm để có thể nói được tiếng Anh, thậm chí là ko nói đươc. Nhưng, nếu bạn nghe tiếng Anh 5 giờ mỗi ngày thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác, bạn sẽ có thể nói được tiếng Anh rất tốt trong 1 khoảng thời gian tương đối.
Triển khai ý khi giao tiếp tiếng Anh:
Thông thường khi được hỏi: How do you think about traffic jam? Các bạn thường trả lời ngắn ngủn: “I’m tired”. Nếu bạn cứ tiếp diễn như thế thì những gì bạn input được khó lòng mà vận dụng được. Khi được hỏi về một vấn đề nào đó, bạn đừng vội trả lời ngay, và cũng đừng suy nghĩ gì trong đầu. Bạn hãy nhớ lại tình huống được hỏi mình trải qua trong quá khứ như thế nào, sau đó mang thông tin từ quá khứ để đem về tại, rồi nói ra (travel back in time).
Với câu hỏi trên. Bạn phải nghĩ lần đầu tiên bạn kẹt xe nó như thế nào, lần 2, lần 3….. Kẹt xe lúc trời mưa và lúc trời nắng hoàn toàn khác nhau. Kẹt xe không chỉ có mệt mà còn có nhiều cảm giác khác nữa mà nhất thời lúc được hỏi bạn không tài nào nhận ra. Ví dụ.bạn đi xe máy, khi bị kẹt xe trong lúc trời đang mưa, bạn nhìn bên cạnh thấy có người đang ngồi trong oto rung đùi nghe Ipop. Lúc đó bạn thế nào? Bạn có ganh tị hoặc ước muốn mình được như họ không?…. Có rất nhiều cảm giác khác nhau cho mỗi lần kẹt xe. Và đó là những ý mà bạn cần mang lên hiện tại để nói.
Lưu ý: khi giao tiếp, không nên suy nghĩ để tìm câu tiếng Anh, mà phải trở về với quá khứ lấy thông tin lên hiện tại và dùng hình thức (activity mapping đã được input ở trên để nói)
Nạp (input) càng nhiều câu càng tốt:
Cách nạp câu hiệu quả nhất là phải gắn liền với một hình ảnh (ngữ cảnh) nào đó (activity mapping). Mỗi ngày các bạn cố gắn nạp đủ 10 câu, và khi soạn được câu nào các bạn phải lặp đi lặp lại ít nhất là 13×13 lần câu đó và mỗi lần đọc câu đó bạn hay tự mình tưởng tượng ra hành động để mô ta cho câu đó. Tại sao phải 13×13 lần? Đọc chậm 1 câu với 13 lần liên tục sau đó nghỉ 3 hoặc 5 phút lặp lại như vậy nữa, khi nào đủ 13 lần thì câu đó chắc chắn sẽ khắc vào trí não của bạn.
Đặc biệt lưu ý về ngữ âm từng từ và ngữ điệu của câu khi đọc. Phải nghe giọng đọc mẫu trước khi các bạn tự đọc. Như thế mới có thể thay đổi được ngữ âm và ngữ điệu được. Lưu ý: nhất thiết là phải hơn 13×13 lần cho mỗi câu.
No comments:
Post a Comment